MỤC LỤC BÀI VIẾT
Cloud Server là gì?
Điện toán đám mây hay cloud server là mô hình chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị với server thông qua internet. Điện toán đám mây chính là nền tảng của cloud server. Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình điện toán phát triển dựa trên việc sử dụng các công nghệ máy tính bằng kết nối internet. Vậy những thông tin khác mà bạn cần biết về Cloud Server là gì?
Điện toán đám mây ra đời mở đầu cho những dịch vụ khác, trong trường hợp này là Cloud Server.
Chữ “đám mây” (cloud) thực chất chỉ là lối nói ẩn dụ chỉ liên kết mạng giữa các máy tính. Cụ thể hơn, thông tin và dữ liệu ở đây đều được trao đổi thông qua “cloud”. Để sử dụng tài nguyên, người dùng ở các thiết bị phải liên kết với “Cloud”. “Cloud” giờ đây cho phép người dùng lấy dữ liệu hoặc lưu trữ ngay trên nó. Cơ chế này hoàn toàn khác với truyền thống – phải tải dữ liệu về một server vật lý.
Cloud Server ra đời để giải quyết được nhiều vấn đề về chi phí, bảo hành và uptime cho các doanh nghiệp. Đặc biệt dành cho những người muốn phát triển kinh doanh dựa trên nền tảng internet. Nhìn chung, Cloud Server là một trong những giải pháp máy chủ tốt nhất hiện nay.
Tính năng nổi bật của Cloud Server là gì?
Lý do chính khiến Cloud Server nhận được nhiều thiện cảm từ người dùng và các website owner vì:
- Tính sẵn sàng cao: Có cơ chế tự theo dõi trạng thái của các máy chủ dùng trong “cloud”. Nếu một trong hệ quản trị ảo gặp sự cố, client sẽ được chuyển tự động sang server khác.
- Dễ dàng nâng cấp: Nếu khách hàng cần thêm tài nguyên thì chỉ cần nâng giới hạn trên các server. Hoặc, bạn chỉ cần tạo thêm máy chủ ảo mới trong nội bộ để hỗ trợ cho việc kinh doanh.
- Trình quản lý vô cùng thân thiện: giao diện Cloud Server dựa trên nền tảng web 2.0 với đầy đủ các tính năng tiện ích.
- Khả năng truy cập từ xa hiệu quả: mọi server đều cung cấp dịch vụ truy cập từ xa.
- Sao lưu dữ liệu: Hệ thống Cloud Server được “backup” và lưu trữ hàng tuần dưới dạng “snapshot” giúp đảm bảo an toàn dữ liệu ở mức cao nhất.
- Bảo mật nâng cao: Cloud Server sử dụng hệ thống bảo mật nhiều lớp mới nhất, bảo vệ toàn thời gian kết hợp với bảo mật toàn diện dữ liệu ra/vào trên hệ thống khi giao tiếp với bên ngoài.
Lợi ích của Cloud Server là gì?
Một số lợi ích mà máy chủ ảo mang đến cho doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Vì mọi sự cố phần mềm được cách ly ra khỏi môi trường ảo nên tinh tính bảo mật cao. Ngoài ra, các máy chủ áo khác sẽ không làm ảnh hưởng đến máy chủ của bạn và ngược lại. Có nghĩa rằng nếu người dùng khác làm quá tải máy chủ, nó sẽ không làm ảnh hưởng đến bạn. Đặc điểm này tương tự như ở các máy chủ vật lý.
- Cloud Server rất ổn định, tốc độ nhanh chóng và tính bảo mật cực cao. Chúng giúp bạn tránh được những vấn đề phần cứng xảy ra với máy chủ vật lý. Ngoài ra, đây là lựa chọn ổn định nhất khi doanh nghiệp muốn cắt giảm ngân sách cho mảng IT.
- Bạn có thể mở rộng hoặc giảm các máy chủ ảo rất dễ dàng. Ngoài nâng cấp bộ nhớ thì bạn cũng có thể thêm không gian ổ đĩa nhanh chóng. Đây là ưu điểm mà tôi đánh giá rất cao, bởi nó cho phép tôi linh hoạt trong công việc của mình hơn.
- Máy chủ ảo cung cấp các dịch vụ nhanh hơn. Nó có mức giá tương đương với máy chủ vật lý nhưng bạn sẽ nhận được nhiều tài nguyên hơn. Các trang Web được Host trên đám mây sẽ có tốc độ chạy nhanh hơn.
Mô hình công nghệ triển khai Cloud Server
Các công nghệ điện toán đám mây thường tập trung theo mô hình IaaS. Một đám mây là sự kết hợp giữa công nghệ ảo hóa máy chủ và các công nghệ.
Ảo hóa máy chủ vật lý
Khi triển khai đám mây, bước đầu tiên tôi làm luôn là ảo hóa các máy chủ vật lý. Có 2 loại ảo hóa là dựa vào hệ điều hành và ảo hóa dựa vào phần cứng. Hay chúng còn được gọi là ảo hóa phần mềm và ảo hóa phần cứng. Hiểu được 2 loại ảo hóa, bạn sẽ hiểu được cách vận hành của công nghệ triển khai đám mây.
Triển khai đám mây
Tiếp theo, bạn cần đưa máy chủ ảo lên đám mây bằng công nghệ triển khai điện toán đám mây. Nó thường có 3 chức năng chính bao gồm: Compute Virtualization, Network Virtualization và Storage Virtualization. Ngoài ra, bạn có thể thêm các tính năng bảo mật, tường lửa và đồng bộ với hệ thống Cloud Server.
Vận hành và quản lý đám mây
Tiếp theo các công nghệ triển khai điện toán đám mây, bạn sẽ cần được hỗ trợ thực hiện việc khởi tạo. Bước sau đó là cấp phát, phân tán, sao lưu, di chuyển, phục hồi tài nguyên dưới dạng máy chủ ảo. Mỗi nhà cung cấp sẽ có các công nghệ riêng hoặc họ sẽ dùng phần mềm có sẵn mà tôi sẽ giới thiệu cho bạn ở phần tiếp theo.
Các loại Cloud Server
Doanh nghiệp của bạn có thể chọn một trong 3 mô hình chính của máy chủ ảo này gồm:
Public Cloud Server
Cloud Server là máy ảo mà nhà cung cấp sẽ Public Cloud Host trên cơ sở hạ tầng của mình. Sau đó, họ cung cấp cho bạn bằng cách sử dụng giao diện trên Web hoặc dùng bảng điều khiển.
Mô hình này có tên gọi Infrastructure As Aa Service (IaaS) và nó được nhiều người dùng biết đến. Một số ví dụ phổ biến về máy chỉ ảo gồm Azure, Amazon Elastic Compute Cloud và Google Compute Engine.
Private Cloud Server
Máy chủ áo cũng có thể là một phiên bản máy tính trong Private Cloud tại chỗ. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp bạn sẽ phân phối máy chủ ảo cho người dùng nội bộ. Bạn có thể cấp cho người dùng mạng cục bộ hoặc cả người dùng bên ngoài Internet.
Sự khác biệt giữa 2 loại máy chủ ảo này là Private tồn tại trong cơ sở hạ tầng riêng của tổ chức. Còn với máy chủ ảo Public thì nó sẽ được sở hữu và vận hành ở bên ngoài tổ chức.
Cloud Server chuyên dụng
Ngoài máy chủ ảo, nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể có tùy chọn Cloud Server vật lý. Những máy chủ ảo chuyên dụng này thường được dùng khi doanh nghiệp cần triển khai lớp ảo hóa. Điều này nhằm để tùy chỉnh hoặc giảm thiểu lo ngại về bảo mật và hiệu suất đối với máy chủ ảo.
Nó có khả năng xử lý hàng loạt các tùy chọn tính toán với số lượng tài nguyên và bộ xử lý khác nhau. Nhờ vậy, bạn có thể tùy chọn một phiên bản phù hợp nhất với nhu cầu công việc của mình. Theo tôi, để tiết kiệm được chi phí bạn chỉ nên chọn mô hình phù hợp với nhu cầu.
Các phần mềm triển khai Cloud Server phổ biến
Các phần mềm này có thể là Open Source miễn phí hoặc là phần mềm thương mại trả phí. Chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp triển khai điện toán đám mây với quy mô nhỏ, tiết kiệm chi phí.
Sau đây, tôi sẽ giới thiệu một số phần mềm triển khai Cloud Server phổ biến:
- OpenStack: Là một dự án mã nguồn mở miễn phí do NASA và Rackspace hợp tác cùng ra mắt. Nó hỗ trợ các công nghệ ảo hóa dựa trên phần cứng XEN, KVM, VMware,…
- VMware vSphere: Chủ yếu là dành cho việc triển khai IaaS cho doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà cung cấp Hosting hay VPS rất ít dùng vSphere vì nó không phải là giải pháp kinh tế cho các Cloud Datacenter lớn.
- Virtuozzo: Dùng các giải pháp ảo hóa trên hệ điều hành Docker hay Linux Container (LXC). Vì cần ít tài nguyên máy chủ, thiết bị mạng và ổ cứng nên nó được các nhà cung cấp máy chủ ảo bình dân triển khai.
- Ngoài ra, còn một số phần mềm triển khai máy chủ ảo khác như: OpenNebula, Apache CloudStack, OnApp, OpenShift,…
Yêu cầu khi triển khai Cloud Server từ Server vật lý
Để từ triển khai máy chủ ảo trên cụm máy chủ vật lý, bạn cần các yếu tố như sau:
- Có từ hai máy chủ vật lý và các ổng cứng mạng trở lên.
- Dùng Network Hardware (thiết bị mạng) để kết nối các máy chủ với ổ cứng và mạng Internet công cộng.
- Có các kỹ sư hoặc kỹ thuật viên mạng lành nghề để quản lý, theo dõi, vận hành và bảo trì toàn bộ hệ thống.
- Triển khai công nghệ ảo hóa máy chủ và đám mây. Ví dụ như: ảo hóa KMV + công nghệ của Google, XEN + các công nghệ của Amazon, KVM + VMware, KVM + OpenStack, Viruozoo 7,…
Việc tự Setup hệ thống Cloud Server cần kinh phí cho công nghệ, phần cứng và đội ngũ chuyên gia. Vì vậy, nếu chưa đủ khả năng tôi khuyên bạn hãy thuê dịch vụ cung cấp máy chủ ảo.
Những thông số cần biết khi thuê Cloud Server là gì?
Dưới đây là tổng hợp một số thông số quan trọng các bạn cần biết khi thuê Cloud Server:
- CPU (Central Prossesing Unit)
- RAM (Random Access Memory)
- Storage (Bộ nhớ)
- Uptime (Thời gian hoạt động)
- Hỗ trợ kỹ thuật
CPU (Central Prossesing Unit)
CPU là thông số quan trọng đầu tiên khi thuê cloud server. Khi nói đến CPU người ta sẽ nghĩ đến số Hz, bộ nhớ đệm (cache) hay số nhân (core), số luồng (Threads). Những thông số này giúp máy chủ Cloud xử lý chạy ổn định, nhanh. Tùy theo nhu cầu thực tế bạn cần lựa chọn số core cho phù hợp.
RAM (Random Access Memory)
RAM càng nhiều càng tốt vì đa số các loại RAM đều giống nhau, nhưng nếu Ram 4 vẫn có tốc độ xử lý nhanh hơn Ram 3. Và Ram thật vẫn xử lý nhanh hơn Ram ảo. Dung lượng RAM càng nhiều thì khả năng chạy nhiều tác vụ cùng lúc của máy chủ ảo càng cao. Khách hàng cần xem xét có bao nhiêu ứng dụng và các ứng dụng chạy trên VM cần bao nhiêu RAM để quyết định con số chính xác.
Storage (Bộ nhớ)
Hệ thống Cloud Storage đóng vai trò quan trọg đối với máy chủ Cloud vì nó ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của server. Nhắc tới Storage bạn cần quan tâm tới 2 yếu tố: Dung lượng và loại Storage. Khách hàng dựa trên nhu cầu thực tế của mình để lựa chọn dung lượng Storage phù hợp, đảm bảo máy chủ ảo vận hành tốt.
Storage có 2 loại: HDD và SSD. HDD dành cho những khách hàng thông thường, còn với SSD dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng yêu cầu sự đọc ghi (in/out) lớn, nhanh, tốc độ. dụng nhanh, tốc độ. Nếu hệ thống Cloud được trang bị toàn bộ ổ cứng SSD sẽ có hiệu xuất nhanh gấp 3, 4 lần so với ổ cứng HDD.
Cũng trên hệ thống Cloud Storage bạn có thể lựa chọn 3 phân vùng Cloud Storage khác nhau
- Hot Storage có IOPS lên tới 50.000 IOPS đáp ứng các database yêu cầu xử lý tác vụ nhanh
- Warm Storage có IOPS là 20.000 IOPS tốt cho phần ứng dụng
- Trên một máy chủ Cloud bạn hoàn toàn có thể sử dụng cả 02 loại Cloud Storage này.
Uptime (Thời gian hoạt động)
Đảm bảo mức độ hoạt động của dịch vụ cũng như mức độ ổn định trong suốt quá trình sử dụng. Up time phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Up time của hệ thống vật lý
- Up time của các giải pháp
- Up time của Data Center.
Trên thực tế, thời gian Up time dựa trên cả 3 yếu tố đó vào khoảng 99,95% đã được xem là lí tưởng thày vì 99,99% như bạn thường thấy vì họ đang bỏ qua Up time của Data Center .
Hỗ trợ kỹ thuật
Bất cứ hệ thống, máy móc hay thiết bị nào cũng có thể gặp lỗi trong lúc vận hành. Đặc biệt với Cloud Server, nếu gặp sự cố bạn luôn cần sự hỗ trợ nhanh chóng. Bạn cần chú ý tới khả năng hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp. Yêu cầu đặt ra với một đơn vị cho thuê máy chủ ảo Cloud Server: phải có đội ngũ hỗ trợ khách hàng chuyên môn cao, tư vấn nhiệt tình, chính xác, nhanh chóng các vấn đề mà người dùng gặp phải.
Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu thêm khả năng nâng cấp dịch vụ cũng như thời gian nâng cấp khi có yêu cầu của nhà cung cấp.
Ưu điểm của Cloud Server là gì? So sánh giữa VPS và Cloud Server
VPS và Cloud Server có cùng điểm chung là máy chủ ảo cho phép nhiều website khác nhau truy cập. Điều này tạo nên điểm khác biệt của chúng so với Server riêng lẻ thông thường.
Thuê VPS tuy là máy chủ ảo nhưng được phát triển dựa trên các máy chủ vật lý khác. Đồng nghĩa với việc nguồn tài nguyên của nó sẽ bị giới hạn bởi phần cứng, RAM hay CPU. Điều đó cũng phần nào làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy chủ VPS.
Cloud server được phát triển dựa trên điện toán đám mây với lượng lưu trữ hầu như không giới hạn. Chính vì vậy, dữ liệu được lưu trữ trên Cloud Server nhìn chung khá ổn định. Tính bảo mật của Cloud Server đồng thời cũng rất cao.
Nhược điểm Cloud Server là gì?
Bản thân Cloud server tưởng như hoàn hảo, nhưng cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Đầu tiên có thể kể đến đó là vấn đề về bảo mật thông tin. Tất nhiên so về độ bảo mật thì Cloud Server chắc chắn vượt trội hơn hẳn với VPS. So với máy chủ riêng thì tính bảo mật của Cloud Server vẫn thấp hơn. Tuy nhiên nếu như bạn sử dụng Cloud Server Linux có thể sẽ bảo mật tốt hơn Cloud Server Windows.
Tuy nhiên với những điểm mạnh vượt trội hơn server riêng, Cloud Server vẫn là sự lựa chọn xứng đáng.
Phân biệt Cloud Server và Cloud Hosting
Vậy đâu là những điểm khác biệt giữa Cloud Server và Cloud Hosting? Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết:
Hosting là gì?
Hosting là gì? Là khi website của bạn được đặt trên một server riêng lẻ cùng với nhiều website khác. Đôi khi con số này có thể dao động từ vài trăm đến vài ngàn website. Thông thường, các website này chia sẻ chung tài nguyên từ máy chủ như bộ nhớ RAM và CPU.
Với chi phí thấp, nên hầu hết các trang web này chạy các phần mềm tiêu chuẩn được tích hợp sẵn trên server. Hosting phổ biến không chỉ bởi chi phí thấp mà nó còn rất dễ cho bạn vận hành trong giai đoạn đầu vì nó không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn quá nhiều.
Nhược điểm
- Chi phí thấp do đó bạn không thể điều chỉnh các thông số của Server hoặc cài đặt thêm các ứng dụng khác.
- Phụ thuộc vào server, nếu server riêng lẻ bị downtime website của bạn cũng vậy.
- Khi một website trên server riêng lẻ bị tấn công, các website khác trên cùng server cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Khi nhu cầu sử dụng hosting tăng, quá trình mở rộng sẽ diễn ra chậm ảnh hưởng tới kinh doanh của bạn vì phải tạm ngưng cả hệ thống server riêng lẻ để nâng cấp.
Cloud Server phát triển như thế nào?
Với cách mạng công nghệ Internet hiện tại, Cloud Server sẽ phát triển ngày càng mạnh. Tương lai của điện toán đám mây hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá. Sự cần thiết của Cloud Server với doanh nghiệp là không thể phủ nhận.