Database (cơ sở dữ liệu) là một tập dữ liệu có cấu trúc và có tổ chức. Thông thường, chúng được lưu trữ trên các thiết bị có chức năng ghi nhớ như ổ cứng, thẻ nhớ,… và được kiểm soát bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Trong thuật ngữ máy tính, cơ sở dữ liệu thường để cập đến các phần mềm được sử dụng để tổ chức và lưu trữ. Dữ liệu trong các loại cơ sở dữ liệu hiện nay thường tổ chức thành các hàng và cột tạo thành một chuỗi bảng. Điều này, nó giúp cho việc xử lý và truy vấn dữ liệu một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, các dữ liệu này có thể dễ dàng truy xuất, chỉnh sửa, cập nhật và kiểm soát các cơ sở dữ liệu.
Lưu trữ Database ở các thiết bị ghi nhớ tồn tại hạn chế việc truy xuất dữ liệu của người dùng. Giải pháp tốt nhất lúc này chính là sự ra đời của Database Hosting. Vậy, Database Hosting là gì?
Database Hosting chính là dịch vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu dành cho việc quản lý và sử dụng có tính chuyên nghiệp cao dựa trên nền tảng Cloud. Nhờ việc lưu trữ này mà người dùng dễ dàng thao tác và quản lý nguồn tài nguyên hơn. Nói dễ hiểu hơn, Database Hosting chính là một bộ cơ sở dữ liệu được xây dựng và lưu trữ trên hosting của website.
Đối với Database Hosting, bên thứ ba thường cung cấp phần cứng và cơ sở hạ tầng để chạy database do khách hàng lựa chọn, thường trên trên đám mây. Đồng thời, họ cũng định cấu hình môi trường để đảm bảo việc truy cập được an toàn, có sẵn tài nguyên để mở rộng database khi cần và cung cấp dịch vụ quản lý dựa trên yêu cầu.
Tại sao cần sử dụng Database Hosting?
Database Hosting là hệ thống cần thiết cho việc quản lý dữ liệu và xây dựng website một cách hiệu quả. Sự ra đời của nó như một giải pháp thay cho việc chạy cơ sở dữ liệu trong môi trường tiêu chuẩn tại chỗ. Hơn hết, những lợi ích mà Hosting Database đem lại chứng minh được sự cần thiết của cơ sở dữ liệu lưu trữ.
Dưới đây là một số lợi ích Database Hosting đem lại:
- Cho phép lưu trữ dữ liệu của website một cách có cấu trúc.
- Hỗ trợ việc truy xuất nhanh chóng.
- Mang tính khả dụng cao.
- Giải pháp ứng phó các dữ liệu gặp sự cố phát sinh.
- Không cần phải trả tiền và bảo trì phần cứng đắt tiền.
- Khả năng đồng bộ và mở rộng linh hoạt hệ thống, ứng dụng khác nhau.
- Có thể chỉnh sửa, cập nhật và kiểm soát dữ liệu tức thời.
- Cho phép xây dựng với nhiều tính năng độc đáo, đa dạng.
Có những loại Database nào?
Trên thị trường hiện nay, hệ thống Database Hosting có nhiều loại khác nhau. Một số loại Database Hosting sử dụng phổ biến như:
- Relational database (cơ sở dữ liệu quan hệ): Một trong những loại database sử dụng phổ biến và có từ lâu. Loại này sẽ được lưu trữ sẵn cả trong trung tâm dữ liệu và đám mây.
- Non-relational database (cơ sở dữ liệu không quan hệ): Được viết tắt là NoSQL, hoàn toàn ngược với các thiết lập SQL. Loại database này sẽ xử lý tập hợp lớn dữ liệu phi tập trung nên thường chạy trên đám mây ở các máy chủ để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Distributed Database (cơ sở dữ liệu phân tán): Loại dữ liệu phụ thuộc vào nhiều kho dữ liệu phục vụ cho mục đích lưu trữ và xử lý hồ sơ. Để đảm bảo tính đồng nhất các thông tin trên website vật lý khác nhau chúng thường sử dụng sao chép cơ sở dữ liệu.
- Cloud Database (cơ sở dữ liệu đám mây): Loại cơ sở dữ liệu được chạy trong môi trường ảo. Khá hiện đại nhờ có khả năng tính toán cao để xử lý các bản ghi không giới hạn và khả năng nâng cấp tài nguyên khi có nhu cầu.
- Hierarchical Database (cơ sở dữ liệu phân cấp): Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phân cấp lưu trữ thông tin trong một cấu trúc giống như cây. Với loại database này thì dữ liệu được giữ trong các danh mục mở rộng dẫn đến các danh mục con khác nhau. Đây cũng là một phương pháp hỗ trợ liên kết các bản ghi.
- Centralized Database (cơ sở dữ liệu tập trung): Dạng cơ sở dữ liệu này được lưu trữ dữ liệu ở vị trí trung tâm. Cấu hình của dữ liệu này cho phép người dùng dễ dàng truy cập thông tin từ xa và quản lý tốt hơn.
- Network Database (cơ sở dữ liệu mạng): Một loại cơ sở dữ liệu lý tưởng dành cho việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp để xử lý nhiều bộ dữ liệu quan hệ.