Nguyên tắc SMART có ý nghĩa gì trong kinh doanh?
Để thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc, bao giờ bạn cũng phải cần có mục tiêu rõ ràng và khi muốn thực hiện một mục tiêu đó thì bạn phải xác định được khả năng và tiềm lực của mình có thể thực hiện được việc đó hay không?
Trong kinh doanh hiện đại, nhiều công ty thường áp dụng nguyên tắc SMART để có thể xác định được mục tiêu cụ thể cho bản thân. Vậy trên thực tế, nguyên tắc SMART là gì và tầm quan trọng như thế nào? Hãy cùng AZ9S tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Nguyên tắc SMART là gì?
Nguyên tắc SMART là gì? S.M.A.R.T là viết tắt 5 chữ đầu của 5 từ:
- Specific: Tính cụ thể
- Measurable: Đo lường được
- Achievable: Có thể đạt được
- Relevant: Tính liên quan
- Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu
Nguyên tắc SMART được thiết lập để đưa ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể, giúp chủ kinh doanh có thể đưa ra hướng đi phù hợp, lên kế hoạch sử dụng nguồn lực hợp lý, từ đó tăng hiệu quả thành công trong kinh doanh.
Specific – Tính cụ thể
Đối với việc vận dụng nguyên tắc SMART trong kinh doanh, bạn cần phải đảm bảo được rằng mục tiêu là rõ ràng và cụ thể. Điều này không chỉ giúp bạn có một định hướng chi tiết mà còn là cơ sở để bạn có thể dựa vào để triển khai. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi thật rõ ràng:
- Bạn muốn đạt được điều gì khi triển khai kế hoạch kinh doanh này?
- Đâu là những người sẽ cùng bạn thực hiện mục tiêu này?
- Nguồn lực liên quan
Ví dụ, trong một chiến dịch của hoạt động kinh doanh, mục tiêu, mục đích của bạn cần được xác định rõ xem đích đến cuối cùng là doanh thu hay việc phủ rộng thương hiệu. Dựa vào điều này, bạn có thể lên kế hoạch cho nguồn lực, chi phí và nhân sự cho chiến dịch này là nhân viên bán hàng hay nhân viên Marketing. Cùng với đó là chi phí sẽ được phân bổ là chi phí bán hàng, chi phí thuê mặt bằng hay chi phí quảng cáo.
Measurable – Đo lường được
Mục tiêu về con số là yếu tố tiên quyết đối với một chiến dịch dù bạn có đang áp dụng nguyên tắc SMART hay không. Theo đó, bạn cần phải vạch ra được mục tiêu có thể đo lường được để đảm bảo khả năng theo dõi tiến trình của chiến dịch. Điều này sẽ giúp bạn có thể đưa ra được những điều chỉnh, cải thiện kịp thời cho chiến dịch hay hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ trong 1 chiến dịch ra mắt sản phẩm mới, mục tiêu của bạn đặt ra là phát được 200 mẫu thử/ ngày ở 1 kiot thì bạn sẽ cần xác định được những phương thức truyền thông để đưa được khách hàng đến với gian hàng của bạn. Cùng với đó là chi phí cho việc in ấn tờ rơi hay thuê mặt bằng, kiot để thực hiện chiến dịch này.
Achievable – Khả năng đạt được
Mục tiêu của bạn khi thực hiện 1 chiến dịch cần đảm bảo về khả năng có thể đạt được hay có thể nói là tính khả thi. Đưa ra một chiến lược tốt và một mục tiêu phù hợp là yếu tố giúp bạn có thể xác định được hiệu quả của chiến dịch cũng như những điều cần làm để hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra. Đừng đưa ra những mục tiêu quá xa vời, hãy cố gắng dựa vào tình hình thực tế để xác định mục tiêu và định hướng của bạn.
Ví dụ với cùng chiến dịch trên, kiot của bạn được đặt ở khu dân cư nhưng người dân ở đây hầu hết là cán bộ viên chức về hưu và sản phẩm mới mà bạn muốn truyền thông là mỹ phẩm. Khi này, nếu lượng mẫu thử bạn đặt ra là 300/ 800 hộ dân là điều không quá khó nhưng nếu con số mà bạn đặt ra là 1000/ 800 hộ dân thì đây là yếu tố bạn cần cân nhắc để điều chỉnh mục tiêu.
Hoặc bạn cần phải thay đổi cách làm, phương thức truyền thông cũng như mở rộng khu vực hoạt động để đảm bảo mục tiêu đặt ra. Đó là lý do mà khả năng đạt được là điều vô cùng quan trọng khi bạn đưa ra một mục tiêu.
Relevant – Tính liên quan
Đối với tính liên quan trong nguyên tắc SMART, mục tiêu đặt ra phải có liên quan mật thiết tới định hướng phát triển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc công việc của nhân viên, mục tiêu của các dự án hay kế hoạch Marketing cũng phải sát sao với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Time Bound – Thời hạn để đạt được mục tiêu
Mục tiêu đặt ra cho mọi chiến dịch đều cần phải có kế hoạch về thời gian thực hiện cũng như thời hạn hoàn thành. Đây là cơ sở để bạn có thể sắp xếp được việc triển khai các bước cũng như tập trung và dành thời gian để hướng tới mục tiêu cuối cùng.
Ví dụ, đối với chiến dịch ra mắt sản phẩm mới ở trên, để có thể triển khai được buổi ra mắt và trưng bày sản phẩm, bạn cần đặt ra thời gian hoàn thành của từng công việc cụ thể như POSM, thời gian hoàn thành hoạt động truyền thông. Bạn cần phải tuân thủ thời hạn đã đặt ra để có thể hoàn thành được mục tiêu cuối cùng.
Xem thêm: CÁCH TRIỂN KHAI BÁN HÀNG TRÊN WEBSITE HIỆU QUẢ
Tầm quan trọng của nguyên tắc SMART
Các mục tiêu theo nguyên tắc SMART giúp bạn thành công bằng cách đưa ra các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và kịp thời. Nguyên tắc SMART giúp thúc đẩy bạn tiến xa hơn, mang lại cho bạn định hướng và giúp bạn tổ chức và đạt được mục tiêu của mình.
Trong lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu theo nguyên tắc SMART là một phần quan trọng trong sự phát triển của công ty. Điều cần thiết là các Giám đốc điều hành và Giám đốc Tiếp thị, Bán hàng, Nhân sự và nhiều lĩnh vực khác, phải tham gia đầy đủ vào việc xác định các mục tiêu này.
Đối với tất cả, sự phát triển của công ty cũng đồng nghĩa với sự phát triển của cá nhân. Cách duy nhất để đạt được điều này là xác định rõ các mục tiêu.
Đừng lãng phí nhiều thời gian để thực hiện những hành động không mang lại kết quả mong muốn. Bắt đầu xác định các mục tiêu SMART của bạn và cung cấp cho nhóm của bạn đủ lý do tại sao họ nên bắt đầu làm việc càng sớm càng tốt. Tạo cho họ một mục tiêu tốt sẽ giúp các thành viên có động lực hơn.
Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART
- Xác định toàn bộ công việc, các lĩnh vực hoặc kết quả bạn chịu trách nhiệm.
- Xây dựng một tuyên bố mục tiêu cho mỗi nhóm. Để xác định đúng phạm vi, hãy tập trung vào kết quả cuối cùng chứ không phải nhiệm vụ.
- Mục tiêu phải đủ cao để bao gồm các kết quả cốt lõi mà bạn
- Chịu trách nhiệm, nhưng đủ cụ thể và rõ ràng để bạn có thể đo lường sự thành công.
- Mục tiêu phải là trách nhiệm công việc đang thực hiện và bất kỳ dự án, nhiệm vụ mới nào, các ưu tiên hoặc các sáng kiến cụ thể cho chu kỳ hiệu suất này.
- Không đặt quá nhiều mục tiêu, vì đây có thể là một dấu hiệu cho thấy mục tiêu của bạn đang ở phạm vi quá thấp và tập trung nhiều vào nhiệm vụ hơn là kết quả cuối cùng.
- Nếu quá nhiều mục tiêu và chúng có xu hướng theo định hướng nhiệm vụ, hãy xem xét việc kết hợp một số mục tiêu vào một khu vực kết quả rộng hơn.
Nguyên tắc SMART trong quản lý thời gian
- Theo dõi tiến độ của bạn trong suốt dự án
- Trở nên năng suất và hiệu quả hơn
- Lập kế hoạch các chiến lược để tránh trì hoãn
- Tăng cơ hội dự án
Nguyên tắc SMART trong kinh doanh
- Mục tiêu cần cụ thể? Mục tiêu có thể lớn nhưng cần tập trung vào lĩnh vực quan trọng cần cải thiện.
- Mục tiêu có thể đạt được. Mục tiêu của OKR là thách thức, nhưng bạn cần đảm bảo hoàn thành 70% là khả thi.
- Mỗi mục tiêu phải có tối đa 3 – 5 kết quả chính. Các kết quả chính có thể đo lường.
- Kết quả chính là những kết quả liên quan trực tiếp đến mục tiêu.
- OKR được thiết lập và thực hiện trong 3 tháng.