7 bước mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công

banner home FINAL 1050x121 1

7 bước mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công

Trong đời sống hiện đại thì nhu cầu của con người ngày càng phát triển, từ ăn no mặc đẹp chuyển sang ăn ngon mặc ấm. Đặc biệt ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến an toàn, sức khỏe của bản thân và gia đình. Họ luôn muốn tìm được các sản phẩm uy tín, vệ sinh, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các bữa ăn trong gia đình. Vì vậy nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch là xu hướng hiện nay.

Các thực phẩm sạch, đặc biệt sản phẩm hữu cơ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn VietGap đều có giá bán khá cao so với các sản phẩm thông thường.. Khác với các thực phẩm bẩn, chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu hay hóa chất không tốt cho sức khỏe, thực phẩm sạch rất an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy những sản phẩm hữu cơ (organic) luôn được ưa chuộng bởi những người có thu nhập cao, tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu đi các quốc gia trên thế giới. Thị trường thực phẩm sạch rộng mở và có tiềm năng rất lớn. Vì vậy bạn nên mở cửa hàng thực phẩm sạch nếu bạn quan tâm đến mô hình kinh doanh này.

Quy trình 7 bước mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công

Để mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch bạn có thể tham khảo các bước quy trình đơn giản sau để tăng cơ hội thành công cho cửa hàng của mình.

Lập một kế hoạch kinh doanh

Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào là nghiên cứu thị trường cẩn thận và lập kế hoạch kinh doanh. Thông qua bản kế hoạch, bạn sẽ hiểu sâu hơn về thị trường mà bạn đang muốn kinh doanh và khách hàng mục tiêu của bạn, các xu hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh.

7 bước mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công
7 bước mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công

Xác định thị trường mục tiêu của bạn

Thị trường mục tiêu của bạn là các khách hàng có thu nhập khá và cao, hộ gia đình quan tâm đến sức khỏe và an toàn thực phẩm. Bạn nên vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu của bạn: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập trung bình, sở thích, nhu cầu … Khi bạn đã xác định phân khúc mục tiêu của mình, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu khách hàng thích mua sản phẩm gì , tại sao họ mua, họ mua từ kênh bán hàng nào?. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một danh sách nhập các sản phẩm có liên quan, phù hợp với khách hàng.

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Bạn nên tham khảo các đối thủ bán cùng chủng loại sản phẩm hoặc phân khúc giá và tập trung vào cùng một nhóm khách hàng giống của bạn. Nên lưu ý tìm hiểu xem trong bán kính vài km gần chỗ bạn định mở cửa hàng có gian hàng nào của đối thủ cạnh tranh hay không. Sau đó tìm hiểu họ bán sản phẩm gì? giá cả như thế nào? họ đông khách nhất vào thời gian, ngày nào trong tuần, các chương trình khuyến mãi, tiếp thị và chăm sóc khách hàng của họ là gì? Sau khi có đủ thông tin, bạn sẽ phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ là gì để có biện pháp ứng phó phù hợp.

Xác định USP của bạn

Hãy tìm những gì làm bạn khác biệt với phần còn lại. Hãy xem các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (và gián tiếp) của bạn đang làm gì và xác định điểm khác biệt trong chiến lược tiếp thị, bán hàng và cạnh tranh của bạn. Xác định lợi thế bán hàng độc đáo của bạn (USP) so với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn bạn có sản phẩm đa dạng phong phú, rau và thực phẩm đạt các tiêu chuẩn an toàn VietGap, có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cạnh tranh hoặc giao hàng nhanh.

Chọn loại thực phẩm cung cấp

Bước tiếp theo trong kế hoạch của bạn là suy nghĩ kỹ về các loại thực phẩm bạn muốn cung cấp. Tìm hiểu xu hướng sử dụng thực phẩm sạch trên thị trường và các mặt hàng nào mà khách hàng mục tiêu ưa chuộng sử dụng. Bạn sẽ chỉ bán thực phẩm, rau củ hay trái cây và các thực phẩm tươi sống như thịt bò, thịt heo, gà, vịt, cá, trứng hoặc thêm đồ khô … Sau đó bạn tìm nguồn cung ứng sản phẩm chất lượng tại địa phương hoặc ở các tỉnh thành khác.

Xác định thương hiệu của bạn

Hãy xác định thương hiệu cho cửa hàng bao gồm một tên gọi dễ nhớ, có ý nghĩa cho đến logo, màu sắc, hình ảnh sử dụng trang trí, thiết kế cửa hàng và đồng phục của nhân viên.

Xác định doanh nghiệp của bạn là gì và đại diện cho điều gì. Những yếu tố khi thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu rất quan trọng, nó tạo sự gợi nhớ và ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Bạn có thể thấy những hệ thống cửa hàng thực phẩm lớn như Bách Hóa Xanh rất chuyên nghiệp trong thiết kế hệ thống nhận diện tại cửa hàng và tận dụng màu xanh trong các mẩu quảng cáo gây ấn tượng của họ.

Lựa chọn mặt bằng, địa điểm kinh doanh

Có được một mặt bằng tốt sẽ quyết định hơn 50% thành công khi bạn mở cửa hàng thực phẩm sạch. Nếu có điều kiện thì bạn nên thuê mặt bằng mặt tiền, 2 mặt đường càng tốt. Diện tích ngang từ 3 m và tối thiểu 40 m2. Mặt bằng nên có chỗ để xe thuận tiện cho khách.

Cửa hàng của bạn nên nằm ở các tuyến đường đông đúc, khu vực dân cư, gần chung cư, khu cao ốc văn phòng hoặc các khu chợ truyền thống. Vì bán thực phẩm sạch với giá cao hơn so với chợ truyền thống, chợ cóc nhỏ lẻ nên bạn nên chọn địa điểm kinh doanh ở gần khu vực dân cư có tầng lớp tri thức trẻ, thu nhập khá trở lên. Đây là các khách hàng tiềm năng, sẵn sàng chi tiền nhiều hơn để mua các sản phẩm thực phẩm chất lượng, sạch và an toàn. Bạn cũng nên chọn mặt bằng ở khu vực lân cận có ít cửa hàng tạp hóa, thực phẩm sạch cạnh tranh.

Thiết kế không gian cửa hàng của bạn

Khi bạn đã có địa điểm, đã đến lúc bắt tay vào bố trí và thiết kế không gian của cửa hàng. Bạn nên lên bản vẽ sắp xếp các quầy kệ và khu vực trong cửa hàng sao cho hợp lý khoa học. Các lối đi nên rộng rãi, không chật chội. Khu vực quầy kệ bố trí hợp lý, chia theo từng ngành hàng như thực phẩm, rau củ quả, trái cây và thực phẩm đông lạnh. Bạn nên bày trí các sản phẩm bán chạy ở vị trí ngang tầm mắt trên kệ, khu vực gần cửa để khách dễ nhìn thấy và chọn lựa. Trong cửa hàng nên dán các bức tranh về thực phẩm sạch, hoặc các nông trại cung cấp sản phẩm.

Sau khi đã lên bản vẽ khu vực bày trí các kệ và hình ảnh trang trí thì bạn tiến hành tìm nhà cung cấp quầy kệ, tủ đông cho cửa hàng cũng như thiết kế bên trong, và bảng hiệu bên ngoài cửa hàng. Hãy sử dụng cách trang trí phù hợp để khiến khách hàng của bạn cảm thấy được chào đón và thoải mái, đây là bước rất quan trọng để thành công.

Screenshot 2 1
7 bước mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công

Chọn nhà cung cấp khi mở cửa hàng thực phẩm sạch

Cách chọn nhà cung cấp thực phẩm sạch

Là một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, nguồn hàng đóng vai trò rất quan trọng đến sự thành công của bạn. Nguồn hàng phải đảm bảo có chất lượng ổn định, có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có các chứng nhận sản phẩm hữu cơ  (Organic) hoặc VietGap…

Để tìm được nguồn hàng tốt, xanh, sạch, bạn nên liên hệ các hợp tác xã nông nghiệp sạch tại các tỉnh thành, trực tiếp các nhà vườn, trang trại uy tín có quy trình nuôi trồng, chăm sóc đạt chuẩn sản phẩm sạch, hữu cơ. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng trên Google qua từ khóa tìm kiếm phù hợp.

Đối với rau, hoa quả tươi, ưu tiên tìm nguồn hàng từ các khu vực miền Tây, Miền Nam hoặc Đà Lạt vì đây là nơi có nhiều vựa trái cây, rau củ lâu đời. Nếu bạn có ngân sách và nhập lượng hàng nhiều thì cũng có tham khảo các công ty xuất nhập khẩu, nơi có nguồn hàng tin cậy với đầy đủ chứng nhận về chất lượng, xuất xứ hàng hóa. Khi nhập số lượng lớn ở các công ty này bạn sẽ có ưu đãi hấp dẫn về giá.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm nguồn nhập hàng từ các chợ sỉ rau củ quả, trái cây hoặc tham gia các triển lãm nông nghiệp, tìm hiểu về các gian hàng và nhà cung cấp. Nếu mới lần đầu nhập hàng, bạn nên nhập thử với số lượng ít để đánh giá chất lượng. Có thể đến trực tiếp nông trại của họ để tham quan và tìm hiểu mô hình kinh doanh, chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp.

Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp thực phẩm sạch

Ưu tiên chọn nguồn hàng ở gần để giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo hàng hóa luôn tươi ngon khi nhập hàng. Đồng thời quan tâm cách bảo quản hàng hóa sao cho đúng và giữ được lâu nhất, tránh hao hụt do hư hỏng.

Bạn nên tìm các nhà cung cấp đáng tin cậy, hợp tác làm ăn lâu dài về sau này. Hãy lưu ý về lịch trình, thời gian giao hàng và cách bảo quản thực phẩm sao cho hàng bạn nhập về vẫn đảm bảo tươi ngon, chất lượng.

Nhận giấy phép mở cửa hàng thực phẩm sạch

Để mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch thì bạn cần hoàn thiện một số giấy tờ như sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Chứng từ đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đạt tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng của bạn khi cơ quan nhà nước kiểm tra.

Bắt đầu tuyển dụng nhân viên của bạn

Đầu tiên hãy suy nghĩ bạn cần tuyển bao nhiêu nhân viên cho cửa hàng của mình. Thời gian đầu, chủ cửa hàng nên trực tiếp kinh doanh và giám sát hoạt động tại cửa hàng. Chỉ thuê 2 hoặc 3 nhân viên tối thiểu để phụ trách việc thu ngân kiêm kế toán, bán hàng và sơ chế, đóng gói và nhân viên lấy hàng kiêm giao hàng để tiết kiệm chi phí quản lý. Sau này, khi cửa hàng kinh doanh thuận lợi, ổn định thì bạn có thể tuyển thêm cửa hàng trưởng để thay mình quản lý chung.

7 bước mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công
7 bước mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công

Vào những ngày đầu kinh doanh khi mới mở cửa hàng thực phẩm sạch, chủ cửa hàng nên là người trực tiếp làm việc tại đây và chỉ nên tuyển thêm 2 – 3 nhân viên gồm thu ngân kiêm kế toán, bán hàng kiêm sơ chế thực phẩm, người vận chuyển kiêm lấy hàng… để tiết kiệm chi phí. Sau đó, khi cửa hàng đi vào hoạt động ổn định, bạn có thể tuyển thêm nhân viên để làm thay mình, tiếp nhận vị trí quản lý chung. Đảm bảo thuê đủ nhân viên cho từng công việc và dự kiến ​​kế hoạch thay đổi và dự phòng trong trường hợp nhân viên ốm đau và nghỉ phép. Tìm kiếm những ứng viên có đủ kinh nghiệm và nhanh nhẹn, có thể làm được nhiều việc và hiệu quả.

Quảng cáo cửa hàng của bạn

Sau khi hoàn thành tất cả hoạt động chuẩn bị, bạn nên lên kế hoạch cho ngày khai trương và quảng bá cho cửa hàng của mình. Có thể tổ chức sự kiện khai trương, múa lân vào ngày khai trương kèm ưu đãi ví dụ như, giảm giá 20% trong 3 ngày sau khai trương cho khách mua hàng với hóa đơn trên 300 ngàn.

Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp với marketing truyền thống như treo banner, băng rôn ở các tuyến đường xung quanh cửa hàng thông báo về sự xuất hiện cửa hàng của bạn. Sau đó in tờ rơi, in chương trình giảm giá các mặt hàng, phát tận nhà, tòa nhà cho các cư dân ở bán kính xung quanh cửa hàng bạn tọa lạc.  Trong thời gian đầu, bạn nên chú trọng quảng bá, tiếp thị để thu hút khách hàng và định vị thương hiệu.

Tiếp theo bạn nên mở rộng sang kênh trực tuyến bằng các tạo website thương mại điện tử, giới thiệu các mặt hàng của mình. Sau đó tạo trang Fanpage Facebook để chia sẻ các hình ảnh, tin tức có liên quan về sản phẩm thực phẩm chất lượng cao của bạn.

0/5 (0 Reviews)

Zalo Channel

Facebook Channel

Youtube Channel

banner home FINAL 1050x121 1
0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x