7 cách để vận hành website bán hàng hiệu quả

Đăng vào Blog 3190 Views
banner home FINAL 1050x121 1

7 cách để vận hành website bán hàng hiệu quả

Bạn vừa thiết kế xong website bán hàng và không biết phải làm gì tiếp theo. Hoặc bạn đã có website từ lâu nhưng cảm thấy không mang lại hiệu quả. Vậy thì hãy xem ngay bài viết này của blog.az9s.com. Để một website bán hàng thực sự hoạt động và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cần rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó chính là phải biết cách vận hành website.

1. Chuẩn bị nhân lực quản trị, vận hành website:

7 cách để vận hành website bán hàng
7 cách để vận hành website bán hàng

Để website vận hành hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần làm là phải có nhân lực quản trị website. Công việc này phải bắt đầu ngay từ khi trang web đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nó bao gồm việc nhiều việc như:

  • Chuẩn bị dữ liệu, nội dung và cập nhật liên tục lên website.
  • Kiểm soát hoạt động của website, theo dõi và xử lý các lỗi website.
  • Xử lý các yêu cầu khách hàng từ trang web.
  • Lập kế hoạch phát triển, nâng cấp cho trang web.
  • Triển khai tiếp thị và quảng bá website.

Với khối lượng công việc nhiều và đa dạng như trên mới có thể vận hành website hiệu quả. Nên đòi hỏi thực sự phải có ít nhất một người đảm nhiệm chuyên biệt. Tuy vậy, hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều phạm phải sai lâm này. Đó là sử dụng nhân lực kiêm nhiệm để quản trị website nhằm tiết kiệm chi phí thuê nhân sự.

Hậu quả là trang web được làm ra ban đầu rất tốt nhưng lại không được duy trì và phát triển. Dẫn đến website không mang lại hiệu quả như mong muốn khi đầu tư. Thậm chí, về lâu dài, website có thể trở thành một trang web chết vì không có ai “chăm sóc”.

2. Cập nhật nội dung website thường xuyên:

cong cu do luong website
7 cách để vận hành website bán hàng

Bất cứ một website nào khi làm ra, mục đích chính đều là truyền tải thông tin sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp đến với khách hàng. Đồng thời, những thông tin đó phải luôn được cập nhật, làm mới liên tục. Đây là điều cơ bản đầu tiên và quyết định sự sống còn của website đó.

Bởi vì, một website nếu sau tầm khoảng một tháng không có thông tin gì mới. Vậy thì trong một tháng đó, người sử dụng không có lý do gì để quay lại trang web. Và đó là nguyên nhân dẫn đến trang web bị người dùng bỏ quên. Từ từ, website đó sẽ sớm trở thành một “trang web chết” và không mang lại lợi ích gì nữa.

Để cập nhật nội dung, người quản trị trang web trước hết phải thường xuyên chuẩn bị các nội dung muốn truyền tải tới người sử dụng. Ví dụ như thông tin hoạt động, sự kiện, sản phẩm – dịch vụ… Những thông tin đó cần phù hợp với định hướng nội dung và thị trường mà doanh nghiệp đặt ra.

3. Xử lý các yêu cầu của khách hàng từ website:

Screenshot
7 cách để vận hành website bán hàng

Các yêu cầu, phản hồi hay liên hệ của khách hàng đến từ website là bằng chứng rõ ràng nhất về việc website đã mang lại hiệu quả thế nào đối với Doanh nghiệp. Vì vậy, xử lý các yêu cầu này là công việc trực tiếp nhất để khai thác hiệu quả từ trang web.

Thông thường, các liên hệ đến từ website được gửi vào email của người có liên quan (quản trị nội dung, bán hàng…) và các phản hồi nên được gửi trực tiếp vào email của người gửi từ những bộ phận khác nhau trong Công ty. Do đó, nên tạo ra và sử dụng thống nhất các mẫu email của Doanh nghiệp để khắc họa hình ảnh thương hiệu và tạo sự chuyên nghiệp trong giao dịch với khách hàng.

4. Quảng bá, tiếp thị website:

Tương tự như mở ra một cửa hàng hay doanh nghiệp tại địa điểm nào đó, có website không đồng nghĩa với các khách hàng tiềm năng tự biết và tìm đến được. Hoạt động quảng bá và tiếp thị website là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó giúp giới thiệu và thu hút người sử dụng, khách hàng tiềm năng, đối tác đến với website. Qua đó phát huy tối đa hiệu quả thông tin – thương mại của website.

Tiếp thị – quảng cáo trên mạng Internet có những cách thức khác biệt với tiếp thị – quảng cáo truyền thống. Những phương pháp tiếp thị website phổ biến bao gồm Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, gửi thư quảng cáo, đặt quảng cáo trên website khác và đặt liên kết với các website khác. Người quản trị trang web phải nắm rõ các cách thức này để triển khai có hiệu quả.

5. Duy trì dịch vụ Tên miền, Hosting:

nang cap sua loi website
7 cách để vận hành website bán hàng

Tất nhiên để trang web hoạt động, cần có một máy chủ trên Internet để lưu trữ trang web và một tên miền để mọi người truy cập. Giống như các dịch vụ thuê bao khác (điện thoại di động …), các chi phí của tên miền và máy chủ trong năm đầu tiên thường tính chung trong chi phí thiết kế website. Tùy thuộc vào gói Hosting và loại tên miền sử dụng mà chi phí duy trì các dịch vụ này có thể khác nhau.

6. Sửa lỗi, bảo trì và nâng cấp website:

Bất cứ một sản phẩm nào cũng chứa lỗi đối với website. Đó có thể là lỗi lập trình, lỗi dữ liệu hay quy trình nghiệp vụ không đúng so với thiết kế ban đầu. Vì thế, nhất là trong giai đoạn đầu vận hành, người quản trị website phải chú ý đến việc phát hiện lỗi. Và yêu cầu nhà cung cấp tiến hành sửa lỗi theo bảo hành.

Ngoài ra, một định hướng phát triển mới cho website luôn kèm theo đòi hỏi phải nâng cấp trang web có những tính năng nghiệp vụ mới để đáp ứng định hướng mới. Và một nhà cung cấp website tốt sẽ phải có liên hệ thường xuyên với Doanh nghiệp để nắm rõ nhu cầu nâng cấp và đưa ra các tư vấn nâng cấp phù hợp, kịp thời.

Chi phí cho việc sửa lỗi thường miễn phí theo điều khỏan bảo hành của công ty thiết kế website ngoại trừ các lỗi mất dữ liệu do sai sót của người quản trị. Chi phí thường chỉ là các phí nâng cấp cho các nghiệp vụ mới của trang web.

7. Xây dựng định hướng phát triển website:

Trong quá trình hoạt động, chắc chắn sẽ có những thay đổi về mặt định hướng thị trường, thông tin tùy theo từng thời điểm. Do đó, để website liên tục phát triển và hoạt động hiệu quả, cần phải thường xuyên kiểm tra các định hướng ban đầu. Từ đó đưa ra các kế hoạch phát triển mới phù hợp với thị trường.

Cơ sở để xây dựng định hướng chính là từ các kết quả, dữ liệu từ trang web mang về trong quá trình khai thác. Thông qua những thông tin đó, bạn có thể đưa ra định hướng mới cho công ty. Thông thường, người quản trị website sẽ là người nắm rõ nhất họat động và hiệu quả của trang web. Có thể dựa trên những báo cáo, phân tích của người quản trị để xem xét phản ứng của thị trường. Sau đó đưa ra định hướng mới phù hợp.

0/5 (0 Reviews)

# KHÁM PHÁ CÁC HASHTAG HÀNG ĐẦU

Zalo Channel

Facebook Channel

Youtube Channel

banner home FINAL 1050x121 1
0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x