MỤC LỤC BÀI VIẾT
Đằng Sau Câu Chuyện Thành Công Của SamSung
Con đường thành công không bao giờ là dễ dàng cả và đối với samsung đó là cả một câu chuyện dài. Sau hơn 80 năm thành lập, Samsung đã phát triển từ một công ty buôn bán nhỏ lẻ trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu Châu Á, vượt qua đối thủ sừng sỏ khác, trong đó có Sony.
Vậy lý do gì đã khiến Samsung thành công như vậy và đâu là những mặt tối của sự phát triển vũ bão này. Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu hơn về con rồng Châu Á này!
Sự hình thành và phát triển của Samsung
Tập đoàn Samsung được ra đời vào năm 1938, sáng lập bởi ông Lee Byung-chul. Khởi đầu của Smsung chỉ là một công ty buôn bán nhỏ. Sau 3 thập kỉ, tập đoàn Samsung dần đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm các ngành chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập niên 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập niên 70.
Từ thập niên 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển chiến lược nhiều nhất vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng, cụ thể là các mảng điện thoại di động và chất bán dẫn sau đó đã có những đóng góp quan trọng vào tổng doanh thu của cả tập đoàn.
Sau hơn 80 năm phát triển cho tới nay, Samsung đã gặt hái được không ít thành công quan trọng bên cạnh đó là quy mô khổng lồ với hơn 80 ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Ba trụ cột chính hiện nay của Samsung là Samsung Electronics (điện tử), Samsung Heavy Industries (đóng tàu) và Samsung Engineering & Samsung C&T (xây dựng).
Sự ảnh hưởng của Samsung đối với Hàn Quốc
Samsung có tầm ảnh hưởng khá lớn trong phát triển kinh tế, truyền thông, văn hóa ở Hàn Quốc và tập đoàn này cũng là động lực chính thúc đẩy sau “kỳ tích sông Hàn” đã đưa Hàn Quốc phát triển như ngày nay.
Theo một số báo cáo, Samsung đóng góp tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc và chỉ riêng doanh thu đã chiếm tới 17% tổng GDP của Hàn Quốc. Người dân Hàn Quốc thường gọi Samsung là “Cộng hòa Samsung” ý nói đến tầm ảnh hưởng rộng lớn của công ty đến nền kinh tế lớn thứ 4 của châu Á.
Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều không có nghĩa là Samsung luôn nhận được sự kính trọng từ người dân. Những vụ bê bối trốn thuế và nghi vấn tham nhũng đã khiến công ty thường xuyên trở thành mục tiêu cho nhóm thù địch
Lee Kun Hee – CEO vĩ đại đưa Samsung đến thành công
Sự phát triển với tốc độ chóng mặt cùng lợi nhuận hằng năm của Samsung luôn ở mức cao kỷ lục, tất cả những điều ấy đều nhờ vào cách điều hành của vị CEO Samsung lúc bấy giờ, ông Lee Kun-hee.
Trải qua 25 năm kể từ lần đầu tiên ông thay thế cha mình đảm nhiệm tập đoàn, Lee Kun-hee đã biến Samsung trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là hãng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế của Hàn Quốc ngày nay – chiếm 20% tổng lượng GDP toàn nền kinh tế Hàn Quốc.
Cũng chính vì mức thu lợi cao ngất ngưỡng (gấp 37 lần so với năm 1987), vị chủ tịch của Samsung không còn nghi ngờ gì nữa là người sở hữu khối tài sản lớn nhất ở Xứ sở Kim Chi.
Lee kun-hee chính thức trở thành chủ tịch của Samsung vào ngày 1/12/1987, chỉ 2 tuần sau khi bố của ông, Lee Byung Chull – người thành lập ra Samsung – qua đời. Đời con nối tiếp đời cha, chính chính sách “gia đình trị” này đã mang đến thành công không thể ngờ đến cho công ty, một đặc điểm đặc trưng của các chaebol.
Samsung dưới sự điều khiển của Lee Byung Chull đã nhanh chóng trở vững mạnh và dẫn đầu nhiều ngành công nghiệp ở Hàn Quốc. Tuy nhiên không như một Samsung nổi tiếng với các thiết bị điện tử, công nghệ như chúng ta đều biết như hiện nay, Samsung ngày trước lúc mới hình thành có mô hình hoạt động hoàn toàn khác và phải trải qua nhiều giai đoạn, với các nguyên nhân khác nhau mới đến được như ngày hôm nay.
Việc đầu tiên mà Lee Kun-Hee nghĩ đến ngay khí nhậm chức đó là thay đổi logo của công ty. Lúc đầu logo của Samsung được hình thành nên bởi các ký tự của Trung Quốc 三星, có nghĩa là “ba ngôi sao”, chính logo này đã đi cùng với Samsung trong nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, Lee lại muốn một thứ gì đó đổi mới, cách tân và ông đã thay thế “ba ngôi sao” này bằng logo mới hiện đại hơn: hình elip màu xanh với chữ Samsung ở chính giữa, ông muốn chuyển đổi công ty từ một Samsung thành công trong quá khứ trở thành một tập đoàn quốc tế hùng mạnh, cùng với đó là sự thay đổi trong công việc nội bộ của toàn thể nhân viên.
Có một câu nói khá nổi tiếng mà Lee Kun-Hee đã nói với nhân viên của ông: “Thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ và con của bạn ra“. Đúng như những gì Lee nói, vị CEO này đã tích cực quốc tế hoá đội ngũ nhân công của mình khi đẩy mạnh thuê lao động nước ngoài, và đưa nhân viên nội địa ra các nước khác. Kết quả của cách làm này là sao? Samsung đã trở thành một phần trong nền văn hoá Hàn Quốc, “văn hoá Samsung”.
Samsung của Lee Kun-Hee đã vượt qua Sony như thế nào?
Trong suốt cuối những năm 80 và đầu những năm 90, không thể phủ nhận rằng Nhật Bản với sự vươn lên thần tốc sau chiến tranh đã hiển nhiên thống trị ngành công nghiệp sản xuất trên toàn thế giới.
Tất nhiên, khi thế giới đã “phẳng” hơn, Nhật Bản đã không còn duy trì vị thế đó nữa, họ phải cạnh tranh gay gắt với những đối thủ đến từ Hàn Quốc và cũng phải gồng mình chống chọi với tỷ giá hối đoái cũng như giá nhân công cao ngất ngưỡng, nhưng thật trớ trêu thay tất cả những điều này đã được chủ tịch Lee dự đoán từ hàng thập kỷ trước, và chính nhờ tài nhìn xa trông rộng đó ông đã đưa Samsung vượt lên Sony để trở thành tập đoàn điện tử lớn nhất Châu Á.
Lee nhận thấy rằng các công ty Nhật Bản đang cố kéo chân nhau trong ngành công nghiệp điện tử, và điều đó đã vô tình tạo cơ hội cho Samsung nói riêng và những tập đoàn ở Hàn Quốc nói chung có thời gian để phát triển.
Để giải đáp cho sự phát triển thần kỉ trên, Giáo sư đại học Quốc gia Seoul, Song Jae-young cho biết những đặc điểm, giá trị ở Samsung là sự pha trộn giữa văn hoá công ty thời kỳ trước, giữa văn hoá của Nho giáo, văn hoá của Nhật Bản và chính từ nguồn cảm hứng của văn hoá phương Tây.
Để rõ hơn, ông đưa ra một ví dụ, Lee đang có xu hướng đề ra những ưu đãi dựa trên chỉ tiêu nhằm thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn, thay vì cải tổ lại toàn bộ hệ thống. Từ những năm 90 trở đi, Samsung không còn chịu ảnh hưởng nhiều trong phong cách làm việc bởi các công ty Nhật Bản trước kia, nhưng họ vẫn giữ lại đó những giá trị giúp họ thành công:
“Họ đã đi từ một thương hiệu nhỏ, đặc biệt tại Mỹ, đến một tập đoàn hùng mạnh xuất hiện ở nhiều thị trường khác nhau nơi mà chính quyền địa phương thường đưa ra các chính sách cắt giảm sự cạnh tranh giữa các sản phẩm”, Michael Gartenberg, giám đốc nghiên cứu, phân tích của Gartner cho hay: “Dù theo cách nào đi nữa, Samsung vẫn đang định hướng một chiến lược kinh doanh theo cách tốt nhất – điều mà các công ty điện tử tiêu dùng Nhật Bản đã thực hiện một cách xuất sắc trước đây”.
Những scandal chấn động dư luận của Samsung
“Điều gì tốt cho Samsung tức là tốt cho Hàn Quốc” từng là một quan điểm trọng yếu mang tầm quốc gia tại Hàn Quốc. Sau chiến tranh, tập đoàn này là đầu tàu đưa đất nước phát triển thành nền kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế giới.
Nhưng hiện tại khảo sát cho thấy sự ủng hộ đối với tập đoàn này đã giảm sút. Và chính vì vậy, Samsung bị cáo buộc phải giành lấy sự ủng hộ bằng những cách bất hợp pháp.
Bê bối hối lộ quan chức cấp cao của Samsung
Khai mào cho những bê bối của Samsung bắt đầu vào năm 1997 khi nhà báo Lee Sang-ho đã bất ngờ tiết lộ đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa phó chủ tịch Samsung Lee Hak-soo với đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ, ông Hong Seok-hyun.
Cuộc đối thoại này đã vén nên bức màn bí mật những kế hoạch của Lee và Hong về việc đưa 3 tỷ won (khoảng 3 triệu USD) cho những ứng viên tổng thống Hàn Quốc nhằm vụ lợi sau này. Hơn nữa, Samsung cũng được cho là dính líu đến việc hối lộ các công tố viên cấp cao.
Lee Sang-ho cho rằng Samsung luôn cố gắng bịt miệng những người cáo buộc tham nhũng, hãng cũng tận dụng trang báo lớn Joongang Daily – thuộc quyền sở hữu và được phát hành bởi Hong Seok-hyun – đưa các thông tin sai lệch về những vụ việc “không mấy tốt đẹp” của chính các quan chức Samsung.
Hậu quả là Hong ngay sau đó đã buộc phải từ chức đại sứ quán Hàn Quốc tại Mỹ, còn chủ tịch Lee Kun-hee phải nhận án tù treo trong 2 năm vì tội hối lộ tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ, tuy nhiên sau này ông đã được ân xá bởi một vị tổng thống khác, ông Kim Young-sam. Vết đen này cho đến bây giờ vẫn còn là một nỗi ám ảnh đối với Samsung nói riêng và toàn ngành công nghiệp điện tử của Hàn Quốc nói chung.
“Think Samsung”, một cuốn sách được viết bởi giám đốc một công ty luật, Kim Yong-Chul, xuất bản vào năm 2010, cũng đã đưa ra những bí mật gây nên một làn sóng phẫn nộ bởi người dân Hàn Quốc lúc đó. Cuốn sách này đã tiết lộ chi tiết những vụ tham nhũng “động trời” của chủ tịch Lee Kun-hee.
Theo đó, vị CEO của Samsung này đã ăn cắp 10 nghìn tỷ won (khoảng 10 tỷ USD) từ các công ty con của Samsung, không những vậy Lee còn thực hiện nhiều thủ đoạn xảo trá khác như phá huỷ bằng chứng kết tội, hối lộ các quan chức chính phủ nhằm phục vụ việc chuyển giao quyền lực cho con trai của Lee sau này một cách suôn sẻ hơn.
Cuốn sách này ngay lập tức tạo nên hai luồng ý kiến trái chiều trong cộng đồng Hàn Quốc. Trong khi, những cơ quan phương tiện truyền thông từ chối đăng tin về các cáo buộc trên, thì rất nhiều người dân địa phương lại xem điều đó là đúng và tỏ ra vô cùng giận dữ với những hành động của chủ tịch Lee Kun-Hee
Kết quả là Lee Kun-hee buộc phải từ chức vị trí CEO của Samsung vào năm 2008 sau hàng loạt vụ bê bối liên quan đến tội danh tham ô, hối lộ và trốn thuế. Theo đó, Kim Yong-Chul cho rằng công ty đã tạo nên một quỹ đen chứa 200 tỷ won với mục đích chính là hối lộ cho các công tố viên, chính trị viên làm ngơ và bỏ qua những hành vi trái pháp luật của Samsung trước đó.
Mặc dù trong khi những công tố viên này đã bị phạt tù 7 năm với tổng số tiền phạt lên đến 350 tỷ won, vị chủ tịch Lee chỉ bị đình chỉ 3 năm và phải chịu nộp phạt 110 tỷ won – một số tiền quá nhỏ và không thấm vào đâu nếu so với khối tài sản khổng lồ của người giàu thứ 106 thế giới này.
Về lý thuyết đó là 3 năm nghỉ việc, nhưng thực tế chỉ vài tháng sau đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã cho Lee Kun-hee cơ hội thứ hai để quay trở lại công việc.
Trước mắt Lee Kun-hee được chỉ định vào Uỷ ban Olympic quốc tế để giúp Hàn Quốc trong chiến dịch vận động tranh cử trở thành nước chủ nhà của Thế vận hội mùa đông năm 2018. Và bất chấp những lời chỉ trích mạnh mẽ, Lee đã trở lại với cương vị là CEO của Samsung trong những năm sau đó.
Scandal ăn cắp thiết kế Iphone của Apple
Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên vụ việc Apple kiện Samsung ăn cắp thiết kế hình chữ nhật bo tròn, khung viền máy và cách sắp xếp các icon trên màn hình Home của iPhone 3 để đưa lên 11 dòng điện thoại của mình.
Ban đầu, Apple yêu cầu Samsung đền bù tới hơn 1 tỷ USD cho những thiết hại hãng phải gánh chịu. Năm 2015, số tiền được rút xuống còn 930 triệu USD nhưng Samsung vẫn chưa muốn hoàn trả.
Kết quả: Toà án tuyên phạt tập đoàn điện tử Hàn Quốc phải bồi thường Apple 1 tỷ USD bởi sự sao chép về thiết kế của một loạt sản phẩm mang thương hiệu Samsung.
Giám đốc mảng di động, JK Shin, đã nói với những nhân viên của ông rằng công ty đang phải trải qua một cuộc “khủng hoảng về thiết kế”. Chỉ vì mục tiêu lật đổ Nokia khỏi sự thống trị thị trường di động trong suốt nhiều năm qua, Samsung đã phải nhìn sang Apple và “bắt chước” cách họ thiết kế nên iPhone, để từ đó dòng sản phẩm Galaxy S ra đời.
Nhưng thật không may mắn thay, lối tư duy này đã kéo Samsung – đang ở trên mây với sự thành công rực rỡ của Galaxy S – quay trở lại mặt đường khi thẩm phán Lucy Koh nhấn mạnh đến yếu tố thiết kế, và tuyên án Apple thắng kiện.
Scandal cháy nổ Galaxy S7, khiến Samsung thu hồi toàn bộ sản phẩm
Vào ngày 19/8/2016, Samsung chính thức mở bán Galaxy Note 7 tại 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mẫu flagship này nhận được sự quan tâm rất lớn của người dùng
Với màn hình lớn với hai cạnh cong tinh tế, sở hữu cấu hình cao cùng với nhiều tính năng mới như cảm biến quét mống mắt, tiêu chuẩn chống nước IP68, sạc nhanh không dây, Galaxy S7 được kì vọng sẽ mang đến sự bùng nổ về doanh thu cho Samsung, cạnh tranh trực tiếp với Iphone của Apple thời điểm đó.
Tuy nhiên đời không như mơ, ngày 24/8/2017 xuất hiện báo cáo đầu tiên về việc Galaxy Note 7 phát nổ ở Hàn Quốc, ngay sau đó vào 31/8/2017 Samsung đã quyết định trì hoãn đưa thêm sản phẩm này ra thị trường.
Cứ ngỡ Samsung đã giải quyêt khủng hoảng rất tốt, nhưng chỉ sau 1 ngày, Samsung lại quyết định mở bán chiếc Galaxy S7 và một loạt những vụ cháy nổ do chiếc điện thoại này gây ra đã khiến Cục Hàng không Liên bang Mỹ lo ngại và khuyên hành khách không bật hoặc sạc Note 7 trên các chuyến bay hoặc cất trong hành lý ký gửi.
Chưa dừng lại ở đó, vào ngày 9/9/2017, Ủy ban An toàn thiết bị tiêu dùng Mỹ (CPSC) kêu gọi người dùng Galaxy Note 7 ngừng sử dụng hoặc đổi điện thoại.
Chính những phản ứng sai lầm này đã khiến Samsung phải trả giá đắt khi để những hãng điện thoại khác từ Trung Quốc như Oppo, Xiaomi hay Huawei vươn lên.
Trên đây chỉ là một số ít trong những phần đen tối của sự phát triển thần tốc của Samsung, nếu bạn quan tâm, hãy theo dõi bài viết trên Blog.az9s.com, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhập những thông tin mới nhất.
Hãy cho chúng tôi biết về cảm nghĩ của bạn đối với những bê bới của tập đoàn lớn nhất Châu Á này.