Domain là gì? Cách chọn tên miền đẹp.

Đăng vào Hosting & domain 638 Views
banner home FINAL 1050x121 1

Domain và hosting là những khái niệm không còn lạ lẫm với những người làm về lĩnh vực công nghệ kĩ thuật, phần mềm, website. Thế nhưng đối với những ai chưa từng tiếp xúc thì hai khái niệm này hoàn toàn lạ lẫm và thậm chí nếu chỉ tìm hiểu sơ sài còn có thể nhầm lẫn giữa Domain và hosting. Đây là hai thuật ngữ chuyên ngành nên việc tìm hiểu tường tận cũng khá khó khăn. Nếu bạn chưa nắm bắt được khái niệm và cách sử dụng của hai thuật ngữ này, đừng bỏ lỡ bài viết ngay sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt Domain – Hosting và cách chọn những tên miền đẹp, phù hợp nhất.

Domain là gì?

Domain là gì?
Domain là gì?

Như chúng ta đã biết, hiện nay, Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông. Địa chỉ Internet (hay còn gọi là IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet (mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.

Ví dụ một địa chỉ Internet: 146.123.110.224 (Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ).

Domain là gì?
Domain là gì?

Tên miền gồm 2 thành phần:

Tên: Gồm các chữ cái từ a – z, các số 0 – 9, dấu gạch ngang “-“, tổng số ký từ nhỏ hơn 255. Ngoài ra tên miền các quốc gia có thể sẽ có dấu, như tên miền Tiếng Việt của VN: Tenmien.vn
Mở rộng (Đuôi) tên miền bắt đầu bằng dấu chấm “.” và bao gồm những phần mở rộng sẽ đề cập đến ngay sau đây.

Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên miền hay Domain Name. Vậy tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh (Domain Name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet, nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.

 

Các loại tên miền:

Các loại tên miền
Các loại tên miền

Domain name cấp cao nhất: Domain Name cấp cao nhất là tên miền bạn đăng ký trực tiếp với các nhà cung cấp Domain name. Theo sau ngay phần tên bạn tùy chọn là phần TLD (Top Level Domain) có dạng: .com, .net, .org, .gov, .edu, .info, .tv, .biz,… hoặc các TLD kết hợp với ký hiệu viết tắt của quốc gia: .com.vn, .net.vn, .org.vn, .gov.vn,… (Ví dụ: vietsol.net; khoahocviet.org…)
Domain name thứ cấp: Là tất cả những loại Domain Name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc vào một Domain Name cấp cao nhất. Để đăng ký các Domain Name kiểu này, thông thường bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản lý Domain Name cấp cao nhất. (Ví dụ: home.vnn.vn)

3. Lí do cần có một tên miền riêng:

Tên miền riêng thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Nếu tùy ý sử dụng một tên miền miễn phí được gợi ý sẵn hoặc một tên miền thứ cấp thì đôi khi đối tác của bạn sẽ dựa vào đó và đánh giá là vẻ không chuyên nghiệp và sẽ khó khăn khi muốn hợp tác với bạn.
Khi có tên miền riêng, bạn có thể hoàn toàn sử dụng rất nhiều các địa chỉ email trên tên miền của mình dễ dàng và chuyên nghiệp. Điều này rất quan trọng vì tên miền thể hiện sự tín nhiệm riêng của công ty bạn. Khách hàng và đối tác luôn tin tưởng một địa chỉ email theo chức năng của công ty đó. Ví dụ: sale@congtyA.com, order@congtyB.com….

Cách chọn tên miền đẹp
Cách chọn tên miền đẹp

Những lưu ý khác cần biết về tên miền:

Tên miền là riêng, là duy nhất, không bao giờ có việc trùng lặp hoặc hai bên dùng chung một tên miền.
Tên miền ngắn hay dài không hề ảnh hưởng tới tốc độ hay lượng truy cập. Việc chọn tên miền là dựa vào đặc điểm công ty bạn
Tên miền sẽ hoạt động ngay lập tức sau khi được đăng ký trên mạng Internet với điều kiện được khai báo đúng các bản ghi Web Hosting và Email ngay lúc đăng ký. Nếu không, bạn sẽ cần thời gian khoảng 6 tới 72 giờ
Bạn không nhất thiết chỉ được đăng kí 1 tên miền. Nếu đủ khả năng tài chính, bạn có thể đăng kí bao nhiêu tên miền tùy ý
Cách chọn tên miền đẹp và phù hợp

Hiểu được tên miền là gì chắc có lẽ các bạn cũng đã biết cách làm sao để chọn được một tên miền đúng quy cách. Tuy nhiên, việc chọn mua tên miền đúng đơn vị, đúng mục tiêu không đơn giản. Vậy làm sao để có một cái tên vừa đẹp vừa phù hợp lại là một việc quan trọng hơn. Để chọn được một tên miền đẹp và phù hợp, hãy tuân thủ theo 6 quy tắc dưới đây:

Tên miền càng ngắn càng tốt

Mặc dù một tên miền ngắn thì rất khó đăng ký hiện nay ( tất cả tên miền .com, .net, .org có ít hơn 4 ký tự đều đã được đăng ký hết ), nhưng trừ khi bạn muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được ( msn.com, hp.com, …). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo… Hơn nữa cũng không gây khó chịu khi người khác phải nhìn để nhớ hoặc sai sót khi nhập do quá dài, nhiều kí tự.

Tên miền dễ nhớ

Bạn có thể nhớ những tên đặc biệt như Yahoo.com, Amazon.com hay Google.com. Những tên miền có một ý nghĩa đặt biệt, và khi phát âm giàu âm điệu, dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn. Hãy đọc to và nhiều lần tên miền mà bạn muốn đăng ký. Nếu chúng khó phát âm, khó nhớ, dễ gây nhầm lẩn, hãy chọn tên miền khác. Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ ( Alibaba.com, Umbala.com,…).Trong thế giới của internet, tất cả mục đích của một tên miền, đó là luôn ở trong trí nhớ của khách hàng.

Tên miền không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( – ) trong tên miền của bạn ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này gây ảnh hưởng tới nhiều công việc sau đó.

Tên miền khó viết sai

Có một sự thật là nếu mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai. Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của để chỉ đến một website khác.

Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn

Điều này có vẻ rõ ràng và hiển nhiên, nhưng lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền cho doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn có tên là A và hoạt động chính của bạn là hotel, thì tên thích hợp sẽ là www.Ahotel.com. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM, .NET, .ORG.

Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, người sử dụng internet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,…) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn cùng lượng tiếp cận khách hàng đúng hơn, nhiều hơn. Tuy nhiên hãy nhớ luôn luôn ưu tiên mua tên miền .com và .vn nếu bạn đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

# KHÁM PHÁ CÁC HASHTAG HÀNG ĐẦU

Zalo Channel

Facebook Channel

Youtube Channel

banner home FINAL 1050x121 1
0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x