Hiện nay rất nhiều anh em Webmaster và SEOer rất quan tâm đến schema, vì nhận thấy tầm quan trọng và ứng dụng của schema trong việc xác thực entity và chiến dịch SEO Web của mình, tuy nhiên hiện nay, rất rất… nhiều anh em mơ hồ chưa biết schema là gì? không biết triển khai như thế nào? và hầu hết anh em đều mắc sai lầm dẫn đến spam schema.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Schema là gì?
Schema hay schema markup có tên đầy đủ là schema.org là một loại ngôn ngữ dùng để định dạng dữ liệu có cấu trúc, đây là một sản phẩm do sự hợp tác 4 search engine lớn nhất trên thế giới là Google, Bing, Yandex, Yahoo hợp tác cùng nhau phát triển và liên tục cải tiến.
Trong đó có 3 loại định dạng dữ liệu cấu trúc được hỗ trợ bạn cần biết: JSON-LD (JavaScript), Microdata (HTML) và RDFa (HTML 5). Google khuyên dùng là định dạng JSON-LD, vì vậy trong suốt bài viết về Schema mình chỉ xoay quanh về định dạng này.
Các loại Schema bạn cần nắm
- Article: Bài viết
- Book: Sách
- Course: Khóa học
- Event: Sự Kiện
- Job Posting: Việc làm
- Local Business: Doanh nghiệp
- Person: Người
- Review: Đánh giá
- Product: Sản phẩm
- Recipe: Công thức nấu ăn
- Service: Dịch vụ
- Software Application: Ứng dụng phần mềm
- Video Object: Đối tượng video
Những lợi ích bất ngờ của Schema
- Đối với công cụ tìm kiếm: Mục đích lớn nhất để 4 gã khổng lồ cùng hợp tác và phát triển schema đó chính là giúp họ hiểu hơn, phân loại chủ đề và hỗ trợ xếp hạng nội dung của hàng tỷ tỷ website hiện nay.
- Đối với Website: Khi triển khai schema đúng cách thì trang web bạn sẽ được những con bọ tìm kiếm (Googlebot…) dễ dàng phân loại, thu thập nội dung website của mình. Hơn nữa, schema sẽ góp phần thúc đẩy quá trình Ranking bộ từ khóa của bạn dễ dàng hơn đấy.
- Giúp kết quả hiển thị nổi bật (Rich Snippets): Sẽ rất ấn tượng nếu trong các kết quả tìm kiếm, website bạn được hiển thị nổi bật và “chiếm nhiều diện tích hiển thị” hơn những đối thủ còn lại nhờ rich snippet như: Hình ảnh, đánh giá sao, breadcrumbs, hỏi đáp, sự kiện, sản phẩm, âm nhạc… từ đó khả năng nhấp chuột vào kết quả (CTR) sẽ rất cao.
Những sai lầm phổ biến khi triển khai Schema
Đa phần khi triển khai schema anh em chỉ 1 mục đích duy nhất làm “làm đẹp kết quả tìm kiếm”. Đây là những sai lầm cực kỳ phổ biến khi anh em triển khai schema. Điều này sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến chiến dịch SEO của anh em về lâu dài, nguy hiểm hơn nữa là website sẽ dính tác vụ thủ công, nào! hãy cùng mình điểm qua xem đúng không nhé:
- Khi tạo lập và xác thực Entity: Không biết Schema Local Business và Schema Person gắn ở đâu, thậm chí gắn hết luôn tất cả các URL của website
- Schema đánh giá: Fake đánh giá ảo số lượng lớn và người dùng không được đánh giá
- Schema sản phẩm: Thiếu một vài trường schema product rồi nghĩ đó là lỗi và tiến hành dùng code để xóa luôn schema product
- Schema hỏi đáp:
Tự tạo câu hỏi và tự trả lời, người dùng không thể tương tác đượcPhần này “quan điểm của mình chưa chính xác” mình đính chính lại, hiện tại có 2 dạng FAQPage và QAPage, tùy vào từng loại mà có cách triển khai và ứng dụng khác nhau, các bạn nên đọc thêm tài liệu hướng dẫn từ Google nhé. - Schema sự kiện và công thức nấu ăn: Tự tạo chúng để làm đẹp kết quả hiển thị trong khi đó loại hình website và nội dung chẳng liên quan gì đến chúng
Hãy dừng lại và check schema ngay, để xem bạn đã và đang spam schema hay không bằng nguyên tắc rất đơn giản. Schema là dữ liệu có cấu trúc được tạo ra từ nội dung “đang hiển thị” và “có thể tương tác” website bạn cho người dùng.
Ví dụ đơn giản: Khi tạo Schema Person vào URL nào thì bạn phải đảm bảo URL đó hiển thị thông tin của Person đó. Hoặc schema hỏi đáp hay schema review (đánh giá 5 sao), bạn phải đảm bảo yếu tố rằng trong nội dung website phải có phần hiển thị là đánh giá sao và quan trọng người dùng phải được đánh giá và quyết định 1 sao hay 5 sao. Rất đơn giản phải không nào!
Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google
Google rất chu đáo, gã khổng lồ này đã tạo sẵn một công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc tại đây. Sau khi truy cập vào công cụ hãy copy và dán vào URL đích (lưu ý là từng URL cụ thể) vào phần tìm nạp URL hoặc dán đoạn mã bạn vào.
Chờ một vài giây công cụ sẽ tiến hành quét và hiển thị tất cả các schema của URL đang sử dụng, vì vậy bạn hoàn toàn có thể kiểm tra schema của mình hoặc một website đối thủ bất kỳ.
Hướng dẫn tạo Schema Markup
Để có một bộ Content chuẩn SEO, ngoài phục vụ cho người dùng, bạn cần phải tạo thêm schema về loại nội dung đó để giúp Googlebot hiểu hơn về loại nội dung của website bạn cung cấp. Hôm nay Viện IT sẽ hướng dẫn bạn cách tạo schema markup đầy đủ và đúng chuẩn nhất mà không cần biết lập trình.
Một số công cụ hỗ trợ việc tạo Schema thủ công miễn phí
- Công cụ đánh dấu dữ liệu chính chủ từ Google tại đây
- Công cụ tạo Schema Markup Generator (JSON-LD) từ MERKLE rất toàn diện tại đây
Lưu ý quan trọng: Khi bạn tạo schema thủ công, yêu cầu bạn phải dán mã code vào đúng từng URL (không được dán vào header của toàn trang)
Hướng dẫn tạo Schema “chuẩn” hoàn toàn tự động
Không phải ai cũng biết và giỏi code, mình thế khi tạo và chèn schema thủ công sẽ rất khó cho người không giỏi code, đặc biệt là anh em newbie. Nếu bạn đang sử dụng mã nguồn mở CMS WordPress đừng lo lắng quá mức, mình sẽ hướng dẫn anh em cách tạo schema markup đúng chuẩn từ những plugin tạo schema tốt nhất hiện nay.
Hướng dẫn sử dụng plugin Schema Pro
Mình sẽ hướng dẫn dùng Schema Pro để tạo Schema Local Business và Schema Person, giúp hỗ trợ quá trình xác thực Entity
Lưu ý: Plugin Schema Pro là plugin có phí (mình có chia sẻ miễn phí và hướng dẫn tải trong mô tả dưới video). Nếu anh em có điều kiện, hãy mua plugin chính chủ để ủng hộ đội ngũ của schema pro tại đây: https://wpschema.com/
Hướng dẫn dùng plugin kk Star Ratings tạo Schema Review
Bạn sẽ khá bất ngờ ở thời gian trước đây một vài năm việc tạo xếp hạng sao để hiển thị trên Google rất dễ dàng, do nhận thấy bị lạm dụng và spam schema xếp hạng sao rất nhiều, đặc biệt là thị trường Việt Nam nên Google đã bóp chặt và thay đổi chính sách rất nhiều.
Hiện nay để được hiển thị đoạn trích đánh giá sao trong kết quả tìm bạn có thể tận dụng các type schema có hỗ trợ như:
- Sách
- Khóa học
- Sự kiện
- Hướng dẫn
- Doanh nghiệp địa phương
- Phim
- Sản phẩm
- Công thức
- Ứng dụng phần mềm
Viện IT sẽ hướng dẫn cách tạo đánh giá sao trong trang và bài viết bằng plugin kk star ratings với type CreativeWorkSeries
video đang cập nhật…
Hướng dẫn dùng plugin WooCommerce để tạo Schema Product
Hướng dẫn tạo Schema Product chuẩn và cách khắc phục “báo thiếu” tất cả các trường cho WordPress hiện nay bằng WooCommerce
Code Schema dành cho Woocomerce
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 | function cau_truc_schema_product ($data) { global $product; $data['brand'] = $product->get_attribute('pa_brand') ? $product->get_attribute('pa_brand') : null; $data['mpn'] = $product->get_sku() ? $product->get_sku() : null; $data['id'] = $product->get_id() ? $product->get_id() : null; return $data; } add_filter( 'woocommerce_structured_data_product', 'cau_truc_schema_product' ); <strong>//<em>Ngoài ra chúng ta có thể dùng Plugin: <a href="https://az9s.com/admin/AppStore">Schema Pro</a></em></strong> |