MỤC LỤC BÀI VIẾT
THIẾT KẾ WEBSITE: 8 TÍNH NĂNG LUÔN PHẢI CÓ
1. Thông tin liên hệ đặt ở những vị trí dễ thấy
Tưởng chừng đơn giản nhưng khi thiết kế website, rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ lỡ điều này. Bạn có thể sắp xếp một tab riêng cho phần Liên hệ, hoặc những thông tin (email, số hotline, địa chỉ) phải được đặt rõ ràng ở đầu và cuối trang.
Đừng quên các nút CTA như “email us”/”contact us” dẫn trực tiếp đến hòm mail của khách hàng hoặc contact form của bạn. Với contact form, đảm bảo số câu hỏi không quá 5 câu, dễ hiểu và có ví dụ trả lời ngắn gọn.
2. Website được thiết kế với giao diện tùy biến (Responsive Web)
Responsive Web Design là phương pháp thiết kế website cho phép hiển thị tương thích với mọi kích thước của thiết bị. Nói cách khác, bố cục của các trang web sẽ tự đáp ứng theo hành vi của người dùng và môi trường hiển thị. Môi trường ở đây chính là kích thước, hướng xoay của thiết bị, còn thiết bị đa phần sẽ là tablet hoặc smartphone. Hãy chắc chắn rằng website của bạn khi hiển thị trên điện thoại không bị tình trạng lộn xộn, không cân đối về hình ảnh, bố cục hay chữ. Các website không được tối ưu thiết kế trên màn hình thiết bị di động sẽ bị Google đánh giá thấp và giảm xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
3. Testimonial (nhận xét của khách hàng) và Case study (các dự án đã triển khai)
Khách hàng tiềm nằng cần sự tin tưởng trước khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Theo một khảo sát, hiệu quả của việc sử dụng testimonial lên tới 89% , cao nhất trong các hình thức content marketing. Trên website, tab liên quan đến nhận xét của khách hàng và dự án thực tế đã triển khai cũng là những trang có lượng truy cập lớn nhất.
Khi bạn nhận được testimonial từ khách hàng, hãy xin phép họ cho bạn được sử dụng tên thật để đăng lên các trang. Đọc nhận xét của một cá nhân định danh chắc chắn sẽ mang lại cảm giác đáng tin cậy hơn là một lời review ẩn danh phải không?
Bên cạnh đó, nếu website của bạn cung cấp thông tin tham khảo về các case study/project đã triển khai, hãy sắp xếp chúng ở một định dạng ngắn gọn, nhất quán, thể hiện được vấn đề mấu chốt của khách hàng và giải pháp của bạn đã giải quyết chúng như thế nào.
4. Tối ưu hóa SEO
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (hay còn gọi là SEO), là quy trình giúp website của bạn được Google đánh giá tốt và được xếp hạng trong top kết quả tìm kiếm của Google.
Để một website có thể chuẩn SEO, ngay trong quá trình thiết kế và phát triển cần phải tối ưu rất nhiều yếu tố về kỹ thuật như code web, giao diện người dùng, tốc độ tải trang, hệ thống quản lý nội dung (CMS),… Trong quá trình duy trì website, việc cung cấp những nội dung hữu dụng theo từ khóa cũng đóng vai trò quan trọng. Xây dựng website chuẩn SEO giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí quảng cáo trên Google cũng như trên các kênh khác.
5. Blog – Khu vực vàng để thu hút khách hàng và hỗ trợ SEO
Những bài viết chia sẻ thông tin bổ ích sẽ là cách hiệu quả để “câu kéo” người dùng tìm đến website. Không chỉ là những nội dung dễ chia sẻ và lan tỏa trên mạng xã hội, blog còn thực sự là “khu vực vàng” hỗ trợ SEO cực tốt và là nơi để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp như một chuyên gia trong ngành với những kiến thức sâu rộng. Đừng bỏ qua tính năng này nếu như bạn đang xây dựng website cho doanh nghiệp của mình nhé!
6. Tính năng tìm kiếm thông tin
Nếu như một cửa hàng thật sẽ có các biển chỉ dẫn và nhân viên hướng dẫn, thì đến với website là một “cửa hàng ảo”, sẽ không có ai điều hướng trực tiếp cho khách hàng đến với thông tin sản phẩm mà họ có nhu cầu. Để giải quyết vấn đề này, trong quá trình thiết kế, doanh nghiệp nên đưa vào tính năng tìm kiếm. Nhiệm vụ của chức năng này chính là giúp khách hàng có thể dễ dàng kiếm được sản phẩm/dịch vụ cần thiết trong thời gian ngắn nhất dựa trên các từ khóa (có dấu/không dấu).
7. Chat trực tuyến
Đôi khi thông tin cung cấp trên website thôi vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Lúc này, việc tư vấn trực tuyến là vô cùng cần thiết. Phản hồi khách hàng kịp thời vào thời điểm nhu cầu khách hàng đang ở mức cao nhất sẽ mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao trong bán hàng. Tuy nhiên, rất khó để có đủ số lượng nhân viên hoạt động 24/7 để tư vấn trực tuyến cho cả ngàn người truy cập, vậy nên ứng dụng chatbot sẽ giúp cho bạn trả lời kịp thời những câu hỏi cơ bản của khách hàng (thông tin sản phẩm, giá thành, cách sử dụng,…).
Bạn có thể mua và sử dụng các nền tảng chatbot đang thông dụng hiện nay như: Chatfuel, Harafunnel. Hoặc để thuận tiện hơn, bạn cũng có thể tích hợp Facebook Messenger chatbot vào website của mình.
8. Tích hợp với các trang mạng xã hội
Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, Youtube, Zalo,… social media hoạt động vô cùng mạnh mẽ và chúng góp một phần không nhỏ vào thành công của các chiến lược online marketing. Cũng vì vậy mà việc liên kết các mạng xã hội với website là vô cùng cần thiết để lan tỏa thông tin của trang web trên nhiều nền tảng khác nhau. Không chỉ vậy, việc tích hợp này cũng giúp tối ưu SEO cho website.
Hãy cân nhắc đặt các nút Like, Share hay bật chế độ Comment ở những vị trí hợp lý trên website. AZ9S gợi ý bạn có thể đặt chúng ở cuối bài blog chia sẻ kèm một CTA để thôi thúc người dùng website tương tác ngay sau khi đọc.
Qua bài viết này, az9s hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về thiết kế website. Đừng quên nếu có thắc mắc gì về dịch vụ thiết kế website hãy LIÊN HỆ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Với hơn 10 năm trong lĩnh vực tư vấn và triển khai phát triển website, cùng thế mạnh thiết kế độc quyền theo thương hiệu, không sử dụng template; Cam kết thời gian triển khai nhanh ; Hỗ trợ tích hợp công nghệ mới: Chatbot, AR-VR giúp tăng trải nghiệm khách hàng; Đáp ứng đa dạng nhu cầu: từ Website công ty, Landing page, Trang thương mại điện tử, Tin tức,… và đa dạng ngành nghề: Bán lẻ, Bất động sản, Du lịch..;az9s tự tin sẽ giúp đem đến cho doanh nghiệp bạn một website ấn tượng, chuyên nghiệp, tạo dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường trực tuyến đầy cạnh tranh.