Buôn bán vỉa hè là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, tuy nhiên trong kinh doanh lại chỉ được coi là loại hình nhỏ, phù hợp với người ít vốn muốn kiếm thêm chút thu nhập sống qua ngày, rất khó mở rộng và phát triển.
Nhưng hiện tại đã khác, rất nhiều người phất lên chỉ nhờ vào việc bán hàng vỉa hè như thế, thậm chí thu nhập của họ còn khủng hơn những doanh nhân chính thống nhiều lần điển hình như kinh doanh trà sữa. Vậy kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè cho người mới bắt đầu cần lưu tâm những gì? Vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ muốn dấn thân vào con đường khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh quán trà sữa.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Ưu điểm và nhược điểm mô hình kinh doanh quán trà sữa vỉa hè
ƯU ĐIỂM:
Bạn không nhất thiết phải đầu tư số vốn quá lớn ngay từ ban đầu nhưng vẫn có thể tạo ra được nguồn doanh thu không hề nhỏ.
Chi phí để chọn địa điểm không cao nhưng thường có không gian vỉa hè đủ để tụ tập với bạn bè thay vì chọn không gian trong nhà với mức giá cao, thậm chí với mô hình kinh doanh trà sữa vỉa hè còn không cần trả phí.
Ít vốn còn thể hiện ở chỗ bạn không cần lo quá nhiều vào nội thất và cách trang trí quán trà sữa vỉa hè, bạn không cần xác định phong cách và trang trí nội thất cần khá nhiều tiền bạc và thời gian.
Khi mở quán kinh doanh trà sữa vỉa hè thì cần bàn ghế đơn giản là có thể kinh doanh được rồi. Ngoài trà sữa bạn có thể mở rộng mặt hàng với các loại đồ uống và đồ ăn vặt thích hợp với không gian vỉa hè giúp cho bạn thu được nhiều lợi nhuận hơn từ công việc này. Nếu là người có ít vốn mà đang có ý định kinh doanh thì có thể lưu ý tới mô hình trà sữa vỉa hè này nhé.
NHƯỢC ĐIỂM:
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì mô hình kinh doanh trà sữa vỉa hè cũng có những khó khăn nhất định mà cần bạn đối mặt. Đầu tiên là xung đột với các quán nước khác. Lý do là bởi bạn kinh doanh vỉa hè sẽ cạnh tranh với các quán quanh mình.
Tiếp theo là thời tiết. Bạn kinh doanh trà sữa vỉa hè đồng nghĩa với ngoài trời, rất khó để dự báo được thời tiết tiếp theo sẽ thế nào. Khi trời mưa gió thất thường thì đồng nghĩa với công việc kinh doanh trà sữa vỉa hè của bạn sẽ bị gián đoạn, không được liên tục, điều này sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của quán.
Ngoài ra, khi kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn cũng sẽ gặp khó khăn đến từ chính sự khó tính của khách hàng bởi diện tích kinh doanh chật hẹp hay chưa có thương hiệu để khẳng định chất lượng với người tiêu dùng.
Khó khăn nhất khi kinh doanh trà sữa vỉa hè là vấp phải kế hoạch quy hoạch vỉa hè. Theo đó, chiều rộng vỉa hè hơn 6m được kẻ vạch trắng dài xuyên suốt tuyến đường, chừa khoảng 3m vỉa hè (tính từ mép nhà dân ra trục đường chính) để người dân tiện đậu xe. Nhiều quán trà sữa vỉa hè nay đã phải dạt hết vào trong mép vạch.
Kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa thu hút khách
Dưới đây là kinh doanh quán trà sữa với 10 bước được nhiều chủ quán đã áp dụng thành công. Tuy nhiên, đây là những bước bản lề quyết định sự thành công cho quán.
Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để có 1 bước đà thành công nhất cho sự nghiệp kinh doanh trà sữa của mình hay đó chính là việc lập kế hoạch kinh doanh trà sữa cụ thể.
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng
Bạn cần xác định nhóm đối tượng khách hàng của bạn là ai, là sinh viên, học sinh hay là những người đã đi làm. Bởi việc xác định đối tượng này sẽ liên quan đến thiết kế không gian quán cũng như định giá sản phẩm với khách hàng.
Xem thêm: Mặt bằng kinh doanh – Tầm quan trọng và các bước cần lưu ý khi tìm thuê mặt bằng
Bước 2. Xác định nguồn vốn để mở quán
Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn?
Một câu hỏi mà dường như được khá nhiều bạn quan tâm. Thú thật, bạn có thể bắt đầu kinh doanh quán trà sữa kể cả khi chỉ có dưới 10 triệu đồng bằng cách kinh doanh trà sữa handmade.
Với 10 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh trà sữa vỉa hè. Đây là một ý tưởng kinh doanh ít vốn phù hợp với các bạn sinh viên. 10 triệu tiền vốn bạn có thể phân bổ: 6 triệu để mua 1 chiếc xe đẩy inox, 2 triệu tiền mua nguyên vật liệu và 2 triệu dùng để mua những đồ khác như thùng đá, ly cốc, ống hút, ghế nhựa…
Khi kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn nên trang trí biển hiệu thật bắt mắt, có loa đài phát nhạc liên tục để thu hút khách hàng. Mặc dù hình thức kinh doanh trà sữa này không tốn nhiều vốn, lại không mất chi phí thuê mặt bằng nhưng sẽ rất vất vả. Ngoài việc phải đứng ngoài trời liên tục, chưa kể nắng mưa, bạn còn phải đối mặt với việc bị công an đuổi, dân phòng “hỏi thăm”… Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi mở quán trà sữa vỉa hè bạn nhé!
Bước 3: Tìm hiểu về kinh doanh và chuẩn bị menu cho quán
Kinh nghiệm mở quán trà sữa là tất cả những gì thuộc về giá trị tích lũy của người đi trước. Hãy gặp gỡ họ xin học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh, hoặc dùng óc quan sát xem tại những quán trà sữa đông khách họ đang bán gì?
Cách phục vụ như thế nào và họ có những chiến lược kinh doanh như thế nào để thu hút khách… Từ đó bạn có thể sưu tầm và học hỏi chính những kinh nghiệm đó cho quán của bạn sau này.
Tốt nhất ta nên thực hiện bước này song song với quá trình chuẩn bị để tích lũy kiến thức và vận dụng được ngay trong những ngày đầu khai trương quán.
Song với việc học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, thì việc hoàn thiện menu cho quán là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể đang có ý định mở quán trà sữa Thái Lan, hay trà sữa chân trâu, hoặc kết hợp bán thêm trà sữa Đài Loan, Zipper…
Bước 4: Lựa chọn địa điểm quán
Địa điểm của quán sẽ tùy thuộc vào nguồn vốn và nhóm đối tượng của bạn.
Bước 5: Lên ý tưởng quán
Sau 4 bước trên, bạn cần lên ý tưởng phù hợp với những gì bạn có như nguồn vốn, địa điểm, đối tượng và diện tích không gian căn phòng. Có một số mẫu thiết kế quán trà sữa đẹp mang phong cách trẻ trung, hiện đại hoặc phong cách cổ điển. … mà bạn có thể tham khảo.
Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa hay cafe không chỉ để uống nước mà còn để check-in. Vì vậy trang trí quán trà sữa trang trí đẹp, lung linh khi lên hình chắc chắn sẽ thu hút nhiều người.
Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình. Giá khoảng 200.000/m2 cho việc thuê thiết kế, tương đối cao nhưng đổi lại bạn sẽ có một không gian đẹp.
Để có thể thiết kế quán trà sữa vỉa hè đẹp, thu hút khách hàng thì vị trí thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố khác như cảnh quan xung quanh, chất lượng không khí, vệ sinh an toàn đồ uống…
Bước 6: Nhập máy móc nguyên liệu
Nhắc đến chuyện mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì, thì vấn đề nhập máy móc và nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư cần chú ý. Làm trà sữa cần khá nhiều máy và các nguyên liệu.
Đầu tư đầy đủ máy móc là tốt nhất, nhưng chi phí khá cao. Nếu còn khó khăn về tài chính, bạn nên cân nhắc, phụ thuộc với quy mô mà chọn những loại máy phù hợp tránh lãng phí.
Bước 7: Thiết lập kênh bán hàng online
Nếu bạn chưa đủ vốn để mở quán, bán hàng trực tuyến là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Việc đặt hàng online đang ngày một phổ biến. Bạn chỉ cần ngồi ở nhà check đơn hàng, chuẩn bị đồ uống và chuyển shipper đi giao hàng. Khởi đầu như vậy sẽ dễ dàng hơn so với việc mở một quán, thuê mặt bằng rất nhiều.
Nếu bạn mở 1 quán trà sữa có view đẹp đồ uống ngon, không có lý do gì để bạn không tiến hành kinh doanh online song song. Không phải ai cũng có thời gian ra ngoài ngồi nhâm nhi cốc trà sữa nhưng họ có thể đặt và ship về nhà, cơ quan văn phòng.
Lượng khách hàng online này không hề nhỏ chút nào vì vậy hãy tận dụng triệt để nếu bạn muốn thu về nguồn lợi lớn. Vì vậy không thể thiếu việc xây dựng các kênh online như fanpage, website,…
Bước 8: Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán
Theo quy định pháp luật thì chỉ có một số ngành nghề kinh doanh thu nhập thấp như bán hàng rong, vỉa hè, hay một số ngành nghề do địa phương quy định, còn trường hợp đã có địa điểm cố định thì tất nhiên phải làm thủ tục pháp lý và có giấy phép.
Nếu bạn muốn làm ăn lâu dài thì không bao giờ được bỏ qua thủ tục pháp lý. Hãy hoàn thiện tất cả giấy tờ liên quan đến kinh doanh trước khi mở quán để tránh những rủi ro sau này.
Bước 9: Thuê và quản lý nhân sự cho quán
Việc tuyển chọn nhân viên cũng khá quan trọng, bạn có thể là người pha chế chính hoặc tuyển nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ. Giá của mỗi nhân viên vào khoảng 12k-20k/1h. Tùy thuộc vào lượng công việc để thuê số lượng người cho phù hợp tránh lãng phí bạn nhé!
Bước 10: Lên kế hoạch marketing cho quán
Có một số cách PR cho quán như sử dụng tờ rơi, tuy nhiên với kinh nghiệm mở quán trà sữa của những người đi trước thì hiện nay khi thế giới công nghệ ngày càng phát triển. Bạn có thể sử dụng một số hình thức PR online khá hiệu quả.
Những lưu ý kinh doanh quán trà sữa thành công
- Bạn cần đảm bảo địa điểm phù hợp với đối tượng bạn hướng đến, nó cần đáp ứng một số nhu cầu như chỗ để xe, dễ tìm, giao thông tốt, không quá ồn ào. Và tất nhiên địa điểm này cũng cần phù hợp với túi tiền đầu tư.
- Tuy trà sữa là một loại nước uống khá phổ biến hiện nay, nhưng nó cũng luôn có sự đổi mới về hương vị. Do đó bạn cần sự cập nhật xu hướng mới nhất về những hương vị cũng như cách pha chế trà sữa mới.
- Marketing thương hiệu giúp cửa hàng cạnh tranh với các thương hiệu khác một cách tốt nhất. Do đó trong quá trình kinh doanh của mình bạn luôn cần chú trọng đến vấn đề marketing thương hiệu.
- Yếu tố an toàn thực phẩm luôn là điều được quan tâm, bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Hơn nữa nếu cửa hàng xảy ra lỗi thực phẩm bẩn chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến thương hiệu của cửa hàng.
- Chủ đầu tư nên chọn những mẫu nội thất bằng gỗ hoặc nhựa thấp thay vì bạn ghế chân cao. Điều giúp việc di chuyển bàn ghế trở nên linh hoạt và chủ động hơn. Về kiểu dáng, những mẫu nội thất đơn giản, gọn gàng và đồng nhất nên được lựa chọn.
Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn, hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình khởi nghiệp. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo mô hình trà sữa vỉa hè để có thêm nhiều sự lựa chọn nhé.