Mặt bằng kinh doanh – Tầm quan trọng và các bước cần lưu ý khi tìm thuê mặt bằng

banner home FINAL 1050x121 1

1. Tầm quan trọng của mặt bằng kinh doanh

Để khai trương một cửa hàng đi vào hoạt động thì trước đó là cả một quá trình với trăm thứ phải chuẩn bị. Trong đó, việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh luôn được những người bán hàng quan tâm nhất. Bởi lựa chọn địa điểm hợp lí sẽ tạo điều kiện giúp cửa hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Hơn thế nữa, mặt bằng kinh doanh còn là công cụ quảng cáo hiệu quả. Hằng ngày có rất nhiều người lướt qua cửa hàng của bạn, những khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy bảng hiệu và nhớ tên cửa hàng, nhớ sản phẩm đang kinh doanh. Một ngày nào đó khi cần mua, họ sẽ nghĩ ngay đến cửa hàng của bạn, sản phẩm của bạn.

Mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng cũng đóng vai trò quan trọng giúp xây dựng niềm tin với khách hàng. Mặt bằng càng rộng, cửa hàng càng lớn, bảng hiệu hoành tráng, thì khách hàng càng cảm thấy bạn là nơi đáng tin cậy và có nhiều hàng hóa.

Quan trọng hơn, mặt bằng quyết định tới trải nghiệm mua sắm khi họ có thể thoải mái đi lại tìm kiếm sản phẩm. Được trực tiếp cảm nhận các sản phẩm họ thích chứ không phải thông qua tranh ảnh hoặc video.

2. Những điều cần biết trước khi tìm mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh là yếu tố có ảnh hưởng then chốt tới sự thành công hay thất bại của nhà đầu tư. Trước khi bắt đầu với thuê mặt bằng, bạn cần xác định rõ ràng nhu cầu của mình để từ đó dễ dàng lựa chọn được một mặt bằng kinh doanh phù hợp. Dưới đây là một số điều bạn nên lưu ý trước khi tìm thuê mặt bằng kinh doanh như:

Số vốn hiện có

Tiền vốn luôn là yếu tố hàng đầu, bạn cần phải xác định được hiện tại mình có bao nhiêu tiền để tính toán, lựa chọn những địa điểm phù hợp nhất. Đồng thời, với chính xác số vốn hiện có, bạn cũng sẽ có thể  biết được mình phù hợp với loại hình kinh doanh nào? Quy mô ra sao? Nên tìm những mặt bằng giá rẻ hay những khu cao cấp để kinh doanh.

Hơn thế nữa, bạn cũng có thể dự đoán được những rủi ro, thách thức mình có thể gặp phải để có những phương án điều chỉnh phù hợp, dễ dàng thực hiện việc thu hồi vốn cũng như sinh lời trong khi kinh doanh.

Xem thêm: Ý TƯỞNG KINH DOANH SÁNG TẠO

Bạn định kinh doanh gì?

Mỗi sản phẩm/dịch vụ đều có những yêu cầu riêng, chính vì vậy, trước khi tìm mặt bằng kinh doanh bạn cần phải xác định được mình muốn kinh doanh gì? Nhu cầu thị trường ra sao…? Từ đó sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn một địa điểm tốt, khu vực có nhiều khách hàng tiềm năng.

Để làm được điều trên, bạn cần phải xây dựng được cho mình một kế hoạch kinh doanh thật rõ ràng, chi tiết. Hơn thế nữa, bạn cần phải nghiên cứu thị trường và đồng thời so sánh giữa các địa điểm với nhau để lựa chọn được nơi phù hợp nhất.

3. Các yếu tố cần phải xem xét khi thuê mặt bằng kinh doanh

– Chỗ để xe: Rất nhiều người thường bỏ qua hoặc bỏ quên yếu tố này. Tuy nhiên đây là yếu tố tiên quyết bắt buộc phải tính tới khi thuê mặt bằng kinh doanh. Nó quyết định đến công suất bán hàng tại quán của 1 cửa hàng.

Mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh

Ví dụ: bạn mở ra 1 quán mà sức chứa 100 – 150 người. Ngày khai trương bạn đón 100 khách cùng 1 thời điểm và khách đều đi xe máy & 2 người đi chung 1 chiếc xe thì sẽ có ít nhất 50 chiếc xe cần gửi của khách. Và nếu 1 quán có diện tích lớn mà chúng ta không có bãi xe, hoặc chỉ để được 10 – 20 chiếc thì không khác nào bạn tự đuổi khách của mình.

– Những vật che chắn tầm nhìn trước mặt bằng: Cần lưu ý những vật cố định không thể di dời nhưng lại xuất hiện tại mặt bằng kinh doanh của mình như cột điện, cây, hộp thư công cộng, trụ điện,… sẽ có thể che chắn banner cửa hiệu của bạn hoặc che bớt đi sự hấp dẫn của cửa hàng, giảm đi sự thu hút khách hàng đáng kể.

Mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh

Hiệu ứng “làng nghề”: Các cửa hàng chung ngành nghề kinh doanh trong cùng khu vực sẽ khiến khách hàng khi có nhu cầu liền nghĩ đến ngay “làng nghề” ấy và tỉ lệ gặp khách hàng có nhu cầu sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên có một cái bất lợi là bạn sẽ gặp vô vàn đối thủ cạnh tranh, nên việc lựa chọn địa điểm kinh doanh lớn sẽ có thể lấn át những cửa hàng nhỏ cũng là một cách để cửa hàng bạn cạnh tranh trong hoàn cảnh này.

Thuê đất hay thuê nhà: Đây là quyết định bạn phải xác định ngay từ đầu vì nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí bạn đầu tư cho quán & mô hình kinh doanh.

4. Các bước cơ bản cần lưu ý khi tìm thuê mặt bằng kinh doanh

Bước 1: Nghiên cứu kỹ vị trí, khu vực sẽ thuê mặt bằng kinh doanh

Rất nhiều người khi tìm thấy mặt bằng rẻ thì vội ký hợp đồng thuê ngay, điều này có thể dẫn đến rủi ro rất lớn.

Câu hỏi quan trọng nhất cần phải trả lời khi thuê mặt bằng là: Khu vực này có phù hợp? Khách hàng tiềm năng có hiện diện tại khu vực này không? Mức chi trả của họ là bao nhiêu? Không thể đổ hết lý do cho việc kinh doanh thua lỗ là do chọn sai vị trí đặt mặt bằng. Nhưng đây là lý do đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mô hình kinh doanh.

Bước 2: Tìm kiếm nơi cho thuê mặt bằng kinh doanh và sàng lọc kỹ

Đây là bước cần phải thu thập rất nhiều thông tin một cách tỉ mỉ và chi tiết : lọc thông tin về nhân khẩu học khách hàng; lọc thông tin về sản phẩm và lọc thông tin về đối thủ cạnh tranh.

Đây gọi là khảo sát nghiên cứu thị trường. Nếu nguồn lực hạn chế, nhà đầu tư càng phải dành nhiều thời gian hơn cho giai đoạn này. Giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro khi bắt tay vào làm thực tế.

Chọn mặt bằng kinh doanh là cả một nghệ thuật. Nhà đầu tư phải vượt qua nhiều bước tìm kiếm, khảo sát, chọn lọc. Tuân thủ những nguyên tắc khắt khe trong đàm phán, thương lượng. Soạn thảo hợp đồng mới có thể gặt hái thành công.

Bước 3: Tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng

Ở bước này, người đang cần thuê mặt bằng phải tìm kiếm các thông tin về giao dịch bất động sản phù hợp với loại hình kinh doanh và ngân sách đang có. Bạn nên tập hợp những tin cho thuê mặt bằng ưng ý nhất sau đó đối chiếu so sánh, phân tích những ưu và nhược điểm của chúng. Khi đó, bạn có thể dễ dàng tìm được mặt bằng cho thuê giá rẻ phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Bước 4: Giữ kỷ luật khi thương lượng bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các nguyên tắc

Đừng vội chấp nhận lời chào giá của chủ nhà, chủ đất. Nếu như họ thực sự muốn cho thuê, họ sẽ chấp nhận thương lượng.

Một nguyên tắc nữa cần lưu ý là tuyệt đối tránh cảm xúc lên quá cao khi chọn mặt bằng. Nếu mặt bằng tốt nhưng vượt quá ngân sách hoặc không phù hợp với tiêu chí kinh doanh, hãy mạnh dạn bỏ qua nó.

Bước 5: Xúc tiến hợp đồng cẩn thận là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng

Tất cả những gì sau khi thương lượng phải được phản ánh bằng hợp đồng rõ ràng, chi tiết. Có rất nhiều điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh.

Thứ nhất, hợp đồng bắt buộc cần có đủ 7 điểm. Từ giá thuê, diện tích thuê, tiền cọc, thời gian thuê, khoản tăng giá hằng năm, ngày bàn giao nhà đất, tình trạng nhà/đất lúc bàn giao.

Thứ hai, bên đưa hợp đồng là bên có lợi. Nếu chủ nhà/chủ đất ngại soạn hợp đồng, bạn hãy giúp đỡ họ làm ngay việc đó.

Thứ ba, nên công chứng hợp đồng, giai đoạn này công chứng viên sẽ xác nhận giúp bạn xem đó có phải là người chủ thật sự của bất động sản đó không.

Thứ tư, thỏa thuận rõ các chi phí liên quan trong hợp đồng. Chi phí công chứng, chi phí xây dựng sửa chữa (nếu có), thời gian cho việc sửa chữa… Nếu không am hiểu về pháp lý, hãy nhờ luật sư hoặc những người có kinh nghiệm soạn thảo sẵn mẫu hợp đồng cho bạn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin AZ9S muốn chia sẻ đến bạn đọc về tầm quan trọng của mặt bằng kinh doanh và các bước cần lưu ý khi tìm thuê mặt bằng. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn.

0/5 (0 Reviews)

# KHÁM PHÁ CÁC HASHTAG HÀNG ĐẦU

Zalo Channel

Facebook Channel

Youtube Channel

banner home FINAL 1050x121 1
0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy để lại bình luận của bạn!x
()
x